Wednesday, February 10, 2010

Chương 9 Hồ Chí Minh, Kẻ Đã Đi Hết Biển

Đảng Đối Phó Với Thuyền Nhân
Trong vòng không đầy 2 năm, từ cuối năm 2003 đến giữa năm 2005, đúng hơn là khoảng 18 tháng, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ đạo và sắp xếp, khi công khai lúc bí mật, ba sự việc sau đây:
1. Việc thứ nhất: Đưa cán bộ Trần Văn Thủy sang Mỹ công tác kiều vận và ông ta đã hoàn thành nhiệm vụ khi viết xong quyển Nếu Đi Hết Biển do nhà xuất bản Thời Văn ấn hành với lời giới thiệu của Kevin Bowan ngày 21 tháng 11 năm 2003. Quyển sách được đón nhận và không lâu sau đó được tái bản với lời giới thiệu của nhà văn Hoàng Khởi Phong viết thay nhà xuất bản vào tháng 10 năm 2004.
2. Việc thứ hai: Công bố Nghị Quyết số 36-NQ/TƯ Về Công Tác Đối Với Người Việt Nam Ở Nước Ngoài ngày 26 tháng 3 năm 2004. Thực chất đây là sách lược kiều vận nhằm đánh phá “Khúc Ruột Ngàn Dậm” là những thuyền nhân mà 30 năm trước đã liều chết để tìm tự do, những người mà Bộ Trưởng Ngoại giao vào thời đó là Nguyễn Cơ Thạch phỉ báng là “những phần tử bất mãn của chế độ cũ, những kẻ có nợ máu với nhân dân, những thành phần đĩ điếm, trốn tránh lao động…”. Sách lược gồm những vụ việc như: “Hỗ trợ việc ra báo viết, mở đài phát thanh, truyền hình ở ngoài nước. Xây dựng thư viện trên mạng Internet để phục vụ cho người Việt Nam sống xa Tổ Quốc. Hỗ trợ kinh phí vận chuyển và đơn giản hóa thủ tục đối với việc gởi sách báo, văn hóa phẩm ra ngoài phục vụ cộng đồng.”
3. Việc thứ ba tồi tệ nhất: Làm áp lực với 2 nước Mã Lai và Nam Dương để họ phá bỏ các tấm bia tưởng niệm những thuyền nhân đã tử nạn trên đường vượt biên. Bia ở Bidong bị phá ngày 16-6-2005 và bia ở Galang bị đục khoét ngày 17-6-2005. Dòng chữ trên tấm bia Galang viết bằng tiếng Anh chuyển sang Việt ngữ như sau:
“Tưởng nhớ hàng trăm ngàn người Việt Nam đã thiệt mạng trên đường tìm tự do (1975 - 1996). Dù họ đã chết vì đói, khát, bị hảm hiếp, bị kiệt sức hoặc vì một nguyên nhân nào khác, chúng ta cầu xin rằng họ bây giờ được bình yên vĩnh cửu. Sự hy sinh của họ không bao giờ bị quên lãng”.
Bia đã bị phá bỏ chỉ vì Đảng Cộng Sản Việt Nam không muốn ghi lại tội ác lớn nhất trong lịch sử nhân loại do mình gây ra: Tội Ác Đuổi Dân Đi Để Ăn Cướp Tài Sản.
Ba sự việc, nhưng chỉ một sách lược, một ý đồ, tất cả đều do bàn tay lông lá của Đảng Cộng Sản chuyên nghề cướp bốc, phá hoại, và chém giết Dân Tộc. Tuân hành chỉ thị của Đại Hội Đảng lần thứ IX và hội nghị Ban Chấp Hành T.Ư. lần thứ 7, Nghị Quyết 36 được ban hành, bản chất là Sách Lược Kiều Vận mà mục tiêu là lũng đoạn, thao túng cộng đồng người Việt hải ngoại để bốc lột tối đa trên 3 phương diện: về khả năng kinh tế, về trí tuệ tức chất xám, và về ảnh hưởng chính trị của chúng ta đối với quốc gia chúng ta định cư.
Hãy đọc kỹ một đoạn của Nghị Quyết sau đây, ta mới thấy Đảng đã động viên toàn lực để đối phó với 3 triệu người Việt ở nước ngoài, cũng như ngày xưa, Đảng đã tung hết sức mạnh quân sự và tuyên truyền để đánh chiếm miền Nam cho kỳ được, không từ nan bất cứ hành động khủng bố tàn bạo hay luận điệu tuyên truyền xảo trá nào:
“Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Các tổ chức đảng, nhà nước, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước và toàn dân ta cần coi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.”
Đảng Cộng Sản phản bội Tổ Quốc ơi, đối phó với 3 triệu người Việt Tỵ Nạn chúng tôi ở khắp nơi trên thế giới, Đảng đâu có cần phải huy động toàn lực “Nhân Dân và Đoàn Thể cả nước” như vậy! Nếu Đảng thật sự yêu nước và muốn xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, Đảng hãy viết lại Nghị Quyết trên, chỉ cần bỏ 10 chữ “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài…”, thay thế bằng 11 chữ “Công cuộc tranh đấu đòi lại Trường Sa và Hoàng Sa…”, và viết lại thành bài Hịch Cứu Quốc thật đẹp như sau:
“Công cuộc tranh đấu đòi lại Trường Sa và Hoàng Sa là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Các tổ chức đảng, nhà nước, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, và các đoàn thể nhân dân, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước, và toàn dân ta cần coi đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.”
Việc đòi lại Trường Sa và Hoàng Sa là điều Dân Tộc và Đất Nước cần phải làm! Vậy mà Đảng không làm! Đảng chỉ “Khôn Nhà Dại Chợ, Thượng Đội Hạ Đạp”, cứ giỏi nghề đàn áp truy nã những sinh viên yêu nước ở Hà Nội và Sài Gòn chỉ vì họ đã biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm hải đảo của Việt Nam! Đảng thật tệ làm sao! Thảo nào nữ sĩ Dương Thu Hương đã viết bài “Là Để Ỉa Vào Mặt Kẻ Cầm Quyền”.
Vào năm 1990, sử gia Cao Thế Dung cho ra đời tác phẩm nhan đề Cơn Hồng Thủy Biển Đông (Exodus Vietnam), với phụ đề “Ba ngàn triệu Mỹ kim với hảm hiếp, vàng và máu” để nói lên nội dung của quyển sách. Xin trích một đoạn trong chương Làm Giàu Trên Thân Xác Phận Người (trang 15 sđd):
“Mười năm sau, thế giới vẫn còn bàng hoàng: Hỏa Ngục Biển Đông là điều có thực, nhưng thế giới vẫn chưa biết rõ sự thực này: Ai là người giàu có nhờ Hỏa Ngục Biển Đông?”
“Mười lăm năm, kể từ đợt sóng tỵ nạn cuồn cuộn xô dạt về phía Nam, lênh đênh vô định trên biển cả sóng gió hãi hùng, cũng mười lăm năm ấy, tập thể lãnh đạo Cộng Đảng Việt Nam đã thực hiện được một việc lạ lùng và thành công có một không hai trong lịch sử nhân loại: Vụ xuất cảng người từ các thuyền nhân vượt biển đến chương trình ra đi có trật tự ODP và vụ hồi hương con lai Amerasians (những đứa con cha Mỹ mẹ Việt). Họ trở nên giàu có cũng nhờ Hỏa Ngục Biển Đông. Nhờ có Hỏa Ngục Biển Đông nên mới có chương trình ODP; nhờ có ODP nên mới có chương trình hồi hương con Mỹ lai, vụ nào Cộng Đảng khai thác cũng lời to”.
Buôn Dân Từ Năm 1925
Hồ Chí Minh thường nói con người là vốn quý. Nghe thì nghe vậy, nhưng xin đừng tưởng Hồ Chí Minh quý trọng mạng người. Trong chiến tranh hay khi hết chiến tranh, lúc nào Dân Tộc cũng là vốn để Bác và Đảng khai thác cho đầy túi tham. Là người châm ngòi, quạt gió, và chế dầu vào cho ngọn lửa chiến tranh Đông Dương cháy bùng lên, Hồ Chí Minh đã phát biểu với Sainteny trước khi ký Tạm Ước Modus Vivendi tháng 9-1946:
“Nếu chúng tôi phải chiến đấu thì chúng tôi sẽ chiến đấu. Các ông sẽ giết 10 người của chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ giết được 1 người của các ông. Và cuối cùng chính các ông sẽ thấm mệt.”
Hồ Chí Minh đã chủ trương thế chiến đấu hạ sách lấy 10 đổi 1 như vậy, và Võ Nguyên Giáp đã tuân theo đúng đường lối. “Ba Mươi Năm Máu Lửa - Một Cuộc Chiến Tàn Sát Thương Binh”, đó là chủ đề sử gia Cao Thế Dung dẫn giải trong quyển sử thật dày đầy ấn chứng của ông. Chúng ta đã biết: “Trong chiến tranh hay khi hết chiến tranh, lúc nào Dân Tộc cũng là vốn để Bác và Đảng khai thác cho đầy túi tham”. Thực vậy, ngay vừa mới bước vào “nghề làm Cộng Sản” giữa thập niên 20, Hồ Chí Minh đã biết nhà ái quốc Phan Bội Châu là vốn quý, đúng ra cụ là “vốn quý trọng đến vô giá”, Bác mới gạ bán cho Thực Dân Pháp lấy một trăm ngàn đồng bạc Đông Dương (có tác giả viết “một trăm năm mươi ngàn”). Sau đó, Bác cũng đã bán cho Pháp những thanh niên yêu nước tốt nghiệp Trường Võ Bị Hoàng Phố mà không “đoàn kết” với Bác. Xin dẫn giải: đó là những thanh niên có lý tưởng quốc gia, sau khi tốt nghiệp Trường Hoàng Phố mà không gia nhập đảng Cộng Sản, Bác cùng Lâm Đức Thụ mới mật báo cho Pháp biết, làm cho tất cả đều bị Pháp đón bắt trên đường về nước khi vượt qua biên giới Việt Hoa. Vì thiếu sử liệu, nên không biết Bác bán những thanh niên yêu nước này bao nhiêu một người. Lục xét hết những ngỏ ngách của lịch sử, mới tìm ra chân lý: vào lúc đó, Hồ Chí Minh còn mang tên Nguyễn Ái Quốc và Lý Thụy và chưa về nước mà đã khởi sự “BUÔN DÂN” rồi! Chuyện “BÁN NƯỚC” sau đó tuần tự sẽ đến!
Khai Thác Tù Nhân Để Làm Giàu Cho Đảng
Suốt dòng lịch sử bốn ngàn năm của Dân Tộc, triều đại Cộng Sản là chế độ tàn ác bắt giam người nhiều nhất. Nhắc lại lịch sử sau hiệp định Genève chia đôi đất nước, gần một triệu đồng bào miền Bắc đã di cư vào Nam tìm tự do, những người ở lại cũng không được yên thân với “Bác và Đảng”. Bức tranh xã hội bi thảm ở miền Bắc do Nguyễn Chí Thiện tô vẽ như sau (Trích tác phẩm Hỏa Lò, trang 200):
“Những người tự nguyện ở lại miền Bắc, ít nhiều đều có lòng tin ở cách mạng, coi cách mạng là chính nghĩa, hoan hô cách mạng, mà chính quyền lại gọi họ là ngụy quân, ngụy quyền? Họ ở lại theo lời kêu gọi của cách mạng không đi Nam. Đất nước đã hòa bình rồi, đâu bằng quê hương. Họ tin vào chính sách lưu dung, giữ “nguyên lương, nguyên chức” cho những người ở lại mà Hồ Chủ Tịch đã công bố. Tại sao họ đã quy phục, sợ hãi, không dám có hành động, hoặc lời nói nào đả kích chế độ, thậm chí nhiều người còn phải nịnh bợ, tâng bốc, mà Đảng vẫn bắt bớ một cách triệt để đến thế? Tại sao lại phải tống giam cả đến anh lính trơn, anh dân vệ, anh cảnh sát giao thông, anh hộ phố, bác Lý, bác Phó ở thôn xóm? Một cuộc bỏ tù vĩ đại chưa từng có trong lịch sử!”
Một người tù già, lăn lóc qua hàng chục trại tù, gặp không biết cơ man nào là giáo dân, tu sĩ, linh mục, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà sư, phạm binh, phạm cán, đảng viên, không ai cho lão một câu trả lời thỏa đáng về việc bắt bớ vô cớ, tràn lan này. Cho tới khi gặp một tù nhân phản cách mạng chính hiệu, thắc mắc mới được người tù này am tường về “Bác và Đảng” giải đáp như sau:
“Rất dễ hiểu, rất dễ hiểu. Thứ nhất, về mặt kinh tế, tù nhân là một lực lượng khai hoang sản xuất có lời nhất. Anh bạn tính thử. Nuôi một người tù, tốn 5 hào một ngày, kể cả ăn, mặc, thuốc men. Toán đan là toán già ốm, lao động kém nhất, mỗi tù nhân cũng làm ra bình quân 2 đồng một ngày, gấp 4 lần nhà nước chi ra nuôi hắn. Các toán mộc, xẻ, rèn, lâm sản, bình quân 10 đồng một ngày, gấp 20 lần. Do đó, tù càng nhiều, càng tốt…”
Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện nhận xét rằng bắt tù càng nhiều càng có lợi về kinh tế. Về mặt chính trị, tác giả Nguyễn Hợp Minh nhận xét rằng bắt tù càng nhiều càng diệt trừ hậu họa (Trích Lịch Sử Giữ Nước Của Dân Tộc Việt Nam, tập VII trang 91):
“Đa số trí thức Quân Dân Cán Chính kháng chiến Việt Nam phản đối quyết liệt việc chia cắt đất nước. Việt Minh Cộng Sản đã dùng vũ lực, bắt giam, tù đày, và tàn sát thẳng tay các chiến hữu kháng Pháp bằng các tội danh tư sản, tiểu tư sản lừng khừng, mất lập trường vô sản, v.v... đồng thời triệt hạ quốc dân kháng cộng để diệt trừ hậu họa”.
“Theo ước lượng chưa đầy đủ, sau 20 tháng 7 năm 1954, có khoảng 28 vạn Quân, Dân, Cán, Chính kháng chiến bị Việt Minh Cộng Sản bắt giam, tù đày và sát hại. Một số ít trốn thoát vào Nam vĩ tuyến sau 300 ngày, hạn chót, Pháp phải rút hết quân ra khỏi Bắc vĩ tuyến 17”.
Trước Khi Giết Còn Gạ Gẫm Để Bốc Lột
Cướp được miền Bắc xong, Cộng Sản không lo kiến tạo miền Bắc, mà chỉ lo đi đánh miền Nam để cướp trọn cả Đất Nước. Chiêu bài “Giải phóng Miền Nam” chỉ là chuyện hoang đường! Những chuyện Cộng Sản ăn cướp của Dân Tộc, nếu chép lại cũng phải dài hơn bộ Hồ Chí Minh Toàn Tập (gồm 12 tập, 7.866 trang). Hồ Chí Minh đã CƯỚP cả nước còn được, sá gì những chuyện lẻ tẻ. Chuyện ăn cướp nhỏ sau đây, nhỏ nhặt nhưng lại nói lên bản tính hèn hạ, bẩn thỉu đến tận cùng đáy của lòng tham.
Chuyện xảy ra vào Tết Mậu Thân 1968 ở Huế. Trong số 428 nạn nhân bị thảm sát tại Khe Đá Mài (chỗ chôn người được tìm ra sau cùng) và biến thành 428 bộ hài cốt trắng xoá dồn lại một đống dưới đáy khe, chỉ có 2 thanh niên may mắn trốn thoát. Một trong hai thanh niên đó thuật lại chuyện thoát hiểm và Linh mục Nguyễn Hữu Giải và Linh mục Phan Văn Lợi chép lại thành bài Cuộc Thảm Sát Tại Khe Đá Mài. Từ bài đó, người viết xin trích ra câu chuyện ăn cướp giết người, ăn cướp thì lặt vặt nếu so với sách lược đánh cướp đại trà cả trăm nghìn triệu trong những vụ bốc hốt trương mục tiết kiệm và hộp an toàn của tất cả ngân hàng, vụ đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp, và đổi tiền sau nầy, nhưng phương cách cướp giựt thì bẩn thỉu, hèn hạ, và đểu cáng vô cùng.
Những người bị bắt dẫn đi bị Việt Cộng trói bằng dây điện thoại và kết thành chùm bằng dây kẻm gai, mỗi chùm 20 người, anh ta đếm được 25 chùm. Trước khi ra tay tàn sát, một tên Việt Cộng nói lớn cho cả đoàn, lời tử tế rất dễ nghe:
“Chúng ta sắp đến trại học tập rồi. Vậy trong anh em có một là vàng, hai là tiền, ba là đồng hồ, bốn là bật lửa thì nộp lại để Cách Mạng giữ cho, học xong 3 ngày sẽ trả. Kẻo vào trại, ăn cắp lẫn nhau rồi lại đổ lỗi cho Cách Mạng, nói xấu cán bộ!”.
Anh thuật tiếp rằng mọi người đều riu ríu và khổ sở móc ra những thứ quý giá còn giữ trong người. Ai chậm chạp hoặc ngần ngừ thì mấy tên bộ đội tới “giúp” cho. Bọn chúng lột sạch và cho tất cả vào mấy cái ba lô vải. Người thuật chuyện kể tiếp rằng: “Lúc đó tôi mới để ý thấy tay bộ đội áp giải chùm của tôi đang mang trên hai vai và cột quanh lưng ít nhất cả chục cái radio lớn nhỏ mà chắc chắn đã cướp được của dân dưới thành phố”.
Sau đó người may mắn sống sót thuật tiếp cuộc đào thoát thật ly kỳ của anh và người bạn. Hai người xoay lưng vào nhau để giúp nhau cởi trói, lại nhờ bóng đêm và rừng rậm nên chạy thoát. Khoảng 20 phút sau, họ bỗng nghe tiếng súng AK và lựu đạn nổ vang rền. Phải mấy chục băng đạn và mấy chục quả, họ đoán thế. Việt Cộng đã đưa 428 nạn nhân đến “Trại Học Tập” rồi! Trại Học Tập ở dưới đáy Khe Đá Mài! Vĩnh viễn và vĩnh viễn, chứ không phải ba ngày! Nhưng mấu chốt ly kỳ của chuyện ăn cướp vặt nầy là Việt Cộng cướp của dân, đã ăn cướp giết người mà còn có thể mở miệng xưng tụng Cách Mạng bằng những lời tử tế thật dễ nghe:
“Để Cách Mạng giữ cho. Học xong 3 ngày Cách Mạng sẽ trả lại. Kẻo vào trại ăn cắp lẫn nhau. Rồi lại đổ lỗi cho Cách Mạng. Nói xấu cán bộ”.
Nhớ lại lời Cách Mạng thường hay nói “không lấy của dân một cây kim, một sợi chỉ”, Cách Mạng nói thật đúng! Cách Mạng đã cướp hết tài sản của cải nhà cửa của dân rồi còn gì! Cách Mạng còn cướp tự do, hạnh phúc, và cả mạng sống của dân nữa! Chưa đủ sao? Sá gì cây kim sợi chỉ! Đúng là “Kách Mệnh Khát Máu của Hồ Chí Minh”.
Giết Xong Còn Bốc Lột Xác Chết
Vào tháng 4 năm 1972, Cộng Quân tấn công thành phố Quảng Trị. Với hỏa lực hùng hậu, với quân số đông lấy thịt đè người, chúng chiếm được thành phố và dân Quảng Trị chạy về Huế lánh nạn bằng tất cả phương tiện kể cả chạy bộ và mang theo bất cứ tài sản gì mà họ có thể mang được. Trong 4 ngày liên tiếp, từ 29-4 đến 3-5-1972, đoàn người di tản trên Đại Lộ Quảng Trị - Huế bị Việt Cộng phục kích và tàn sát bằng tất cả hỏa lực của chúng như súng máy và súng cối. Số người chết lên đến cả 20.000 người. Mùa loạn đó đã đi vào Lịch Sử Tội Ác Việt Cộng với tên Mùa Hè Đỏ Lửa (Tựa quyển sách của Tác giả Phan Nhật Nam) và đại lộ Quảng Trị - Huế nổi tiếng với tên Đại Lộ Kinh Hoàng.
Trong suốt 4 ngày, ban ngày thì Việt Cộng tha hồ bắn giết người dân chạy loạn. Ban đêm thì họ đi lục xét các xác chết và vơ vét của cải của nạn nhân mà họ coi đó là chiến lợi phẩm. Họ đã thu được gạo, súng, vải vóc, máy thu thanh, đồng hồ đeo tay… Lính CSBV tịch thu những thứ này để giao lại cho thượng cấp Trung Đoàn… Họ còn tịch thu cả tiền mặt, họ lột hết mọi thứ như nhẩn, vàng, bút máy, võng…
Nhân chứng đã thấy Việt Cộng lột sạch tài sản của cải trên xác nạn nhân đã bị chúng giết chết là một cán binh Việt Cộng tên Lê Xuân Thủy. Anh Thủy vì thấy tận mắt Việt Cộng tàn sát dân một cách dã man nên phẩn chí, anh tỉnh ngộ và về hồi chánh Quân Lực VNCH. Tác giả Hải Triều viết lại những sự việc trên trong tác phẩm Máu Và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn (trang 40). Đó là quyển sách tác giả Hải Triều hoàn thành để chứng minh rằng cái chết đau thương của Nữ Bác Sĩ Đặng Thùy Trâm là do Hồ Chí Minh, do chính Cuộc Chiến Tranh của Hồ Chí Minh gây ra để đánh Dân Tộc.
Chuyện Thiên An Môn Trên Đại Lộ Kinh Hoàng
Trong chiến sử, biến cố Mùa Hè Đỏ Lửa với Đại Lộ Kinh Hoàng có vẻ mờ nhạt hơn sánh với cuộc Thảm Sát Tết Mậu Thân ở Huế, bởi lẽ mỗi khi nói đến tính tàn ác của Việt Cộng, thì ai ai cũng nghĩ ngay đến Tết Mậu Thân ở Huế. Nhưng sự thật không phải vậy. Ở Đại Lộ Kinh Hoàng, không phải Việt Cộng chỉ giết 4.000 người hay 4800 người như ở Huế (số liệu 4000 theo bài viết của tác giả Nguyễn L‎ý‎ Tưởng trong Tuyển Tập Tài Liệu Thảm Sát Mậu Thân Ở Huế, trang 87), mà chúng đã giết đến 20.000 người! Người viết xin nhắc lại: “Hồ Chí Minh và Đảng có qu‎‎ý gì dân đâu!” Để thấu hiểu sự kinh hoàng trên đại lộ Quảng Trị - Huế, hãy tưởng tượng trên đoạn đường trong vùng tác xạ tự do của Việt Cộng, khoảng 10 cây số tức 10 ngàn thước, có đến 20 ngàn xác chết, nếu rải đều ra thì mỗi 1 thước đường có xác 2 người. Hãy tưởng tượng đi trên con đường đầy thây ma như vậy, cứ mỗi bước đi, chúng ta phải bước qua một xác người!
Nếu dùng nhóm từ “Thiên An Môn” để chỉ sự tàn ác của “Kẻ Cầm Quyền” dùng súng đạn bắn vào người dân vô tội trong tay không có võ khí để tự vệ, thì biến cố Thiên An Môn Thật ở Bắc Kinh với số tử nạn 3.000 người chẳng thấm vào đâu so với “Thiên An Môn trên Đại Lộ Kinh Hoàng ở Việt Nam” do Việt Cộng gây ra! Điều khác biệt là ở Bắc Kinh, người dân đương đầu với Đảng để đòi tự do dân chủ, còn trên Đại Lộ Kinh Hoàng thì người dân trốn chạy để tìm tự do, vậy mà Đảng vẫn không tha, Đảng vẫn bắn giết rồi sau đó lại cướp bóc tài sản của họ!
Chưa Đi Hết Biển, Mà Đã Trở Về Để Bị Cướp!
Một câu chuyện ăn cướp vặt khác liên quan với chiếc tàu Việt Nam Thương Tín xảy ra sau 30-4-1975. Câu chuyện do nhà văn Doãn Quốc Sỹ tường thuật trong tác phẩm Mình Lại Soi Mình (trang 176). Đó là 1652 người được đến đảo Guam Hoa Kỳ an toàn, lại không muốn định cư tại đấy, mà quyết tâm đòi trở về quê hương. Hoa Kỳ đành phải cung cấp đầy đủ quần áo, riêng về lương thực thì dư cho cả chuyến “về Việt Nam” và chuyến “trở lại Hoa Kỳ” nếu họ không được tiếp nhận.
Khi tàu cập bến Nha Trang, họ đã chuẩn bị cử người đọc diễn văn trước chính quyền, vì họ nghĩ rằng sự trở về của họ sẽ được đón nhận tốt. Nhưng thật ngỡ ngàng, nhà văn Doãn Quốc Sĩ đã viết rằng họ bị khám xét từ mái tóc đến gấu quần, khám xét không phải từng bao thuốc lá mà từng điếu thuốc lá, tịch thu hết đô la, vàng bạc, kim cương, đồng hồ, bút máy, các đồ trang sức… Rồi tin sét đánh: tất cả đều bị giam giữ vì bị liệt vào hạng “những kẻ đã trốn theo quân thù trở về nước trái phép”. Họ bị bắt đi học tập cải tạo ở Lào Cay, Thái Nguyên, Yên Bái, thân mạng còn chưa biết được an toàn, nói chi đến của cải tài sản bị tịch thu!
Sự thực xảy ra như vậy, nhưng báo Đảng từ Bắc chí Nam nhất tề đề cao họ là phần tử “ngoan cường”, chống sự dụ dỗ của đế quốc đến cùng, lột mặt nạ hiếu chiến, giả nhân giả nghĩa, cưỡng ép di tản của đế quốc đến cùng! Những người “chưa đi hết biển” ấy đã vội trở về trên tàu VNTT chỉ giúp cho Việt Cộng được dịp tuyên truyền chống đế quốc và để bị bóc lột hết của cải họ mang đi. Việt Cộng có quý gì dân đâu!
Đòi Tiền Chuộc Mạng Như Mẹ Mìn Xạ Phang
Chuyện người Xạ Phang làm mẹ mìn bắt cóc trẻ con đòi chuộc mạng hoặc đem đi bán là những truyện viết cho thiếu nhi vào thập niên 40. Có thể đó là những chuyện bịa đặt không có thật. Nhưng đến thập niên 80 thì Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố HCM thực sự là Mẹ Mìn Xạ Phang thật 100 phần 100. Họ đã biết khai thác để đòi tiền chuộc mạng như câu chuyện sau đây. Đó là vấn đề tù nhân chính trị VNCH được Hoa Kỳ tiếp nhận theo diện HO. Trong tháng 6 năm 1986, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố HCM đã đưa ra Thông cáo số 162 quy định về quy chế các ứng đơn xin xuất cảnh ra hải ngoại. Một phụ lục của thông cáo này, cũng do Phan Văn Khải ký ngày 17-6-1986, nói rằng:
“1- Chính phủ Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về việc thanh toán cho Chính Phủ Việt Nam các chi phí giam cầm các viên chức dân và quân sự của chính quyền Cộng Hòa trước đây hiện vẫn còn bị giữ trong các trại cải tạo. Giá biểu là 2 mỹ kim/ mỗi ngày/ mỗi người, kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975.”
“2- Thân nhân sống tại hải ngoại có nghĩa vụ trả cho Chính Phủ Việt Nam một số tiền là 7.000 mỹ kim/ mỗi gia đình được phép rời Việt Nam.”
Giáo sư Nguyễn Văn Canh đã bàn về Thông cáo 162 và bản phụ lục trong tác phẩm Cộng Sản Trên Đất Việt (trang 27) như sau:
“Rõ ràng là vấn đề các tù nhân chiến tranh này đã bị xử dụng như một khí cụ thương thảo với Hoa Kỳ. Đây thực sự là một hành vi của kẻ khủng bố chuyên bắt cóc và giam giữ nạn nhân để đòi một đệ tam nhân bỏ tiền chuộc mạng và cũng là một phương tiện để đối thoại với Hoa Kỳ nhằm dành được sự thừa nhận.”
Lại Làm Tiền Khi Nhận Thuyền Nhân Về
Làn sóng vượt biên ào ạt từ 30-4-1975, sau cùng rồi cũng đến lúc thoái trào. Phần vì Việt Cộng tổ chức vượt biên bán chánh thức để lấy vàng, lại thừa cơ hội cho công an, cán bộ, và gia đình trà trộn vào để được xuất ngoại, phần vì lòng độ lượng tiếp nhận tỵ nạn của các quốc gia Tây phương đã đến mức bảo hòa, các trại tỵ nạn bắt đầu đóng cửa. Cao Ủy Tỵ Nạn phát động phong trào hồi hương. Sự cưỡng bách hồi hương gây ra nhiều trường hợp thương tâm: như thuyền nhân Nguyễn Văn Hải đã thắt cổ chết ở Trại Cấm Whitehead Hongkong, và cũng có nhiều người tự rạch bụng chết. Theo báo Hongkong Standard thì đã có tới 10 thuyền nhân tìm lấy cái chết để phản đối chính sách thanh lọc và cưỡng bách hồi hương.
Xin nhắc lại để nhớ “trong chiến tranh hay khi hết chiến tranh, lúc nào Dân Tộc cũng là vốn quý để Bác và Đảng khai thác cho đầy túi tham”. Thời điểm sau khi các Trại Tỵ Nạn đóng cửa, sử gia Cao Thế Dung viết (Trích Cơn Hồng Thủy Biển Đông, trang 286):
“Không kiểm soát, thả lỏng để dân bỏ nước ra đi (ghi chú: đến lúc Đảng thấy càng có nhiều thuyền nhân, càng có lợi), một mặt gây khó khăn cho Tây phương, đặc biệt là Hoa kỳ, một mặt làm ung thối vấn đề thuyền nhân tỵ nạn, mặt nào Cộng Sản Việt Nam cũng “thắng lợi”. Vào giữa năm 1989, Bộ Chính Trị và Nhà Nước thấy rằng, nếu hồi hương tính theo 300$ một đầu người, số tiền đã lên đến con số đáng kể.”
Cao Thế Dung đã ước lượng tổng số lợi lộc Cao Ủy Tỵ Nạn tặng cho Hà Nội có thể lên đến 25 triệu Mỹ Kim, nếu tất cả thuyền nhân còn kẹt ở Macau, Hongkong, Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương được giao hoàn về Việt Nam (nhưng Nam Dương không chủ trương trục xuất thuyền nhân). Cũng trong quyển Cơn Hồng Thủy Biển Đông (trang 284), tác giả Cao Thế Dung ghi lại bài phát biểu của triết gia kiêm k‎ý giả Pháp Jean Francois Revel trên đài Phát Thanh Europe I ngày 2-12-1989 để nói lên chính nghĩa tìm tự do của thuyền nhân Việt Nam:
“…chính phủ Luân Đôn sẵn sàng trả và tặng cho chính phủ Hà Nội khoảng 600 đến 1.000 Mỹ Kim mỗi đầu người. Giá cả còn đang thương lượng. Đây là một sự buôn bán thịt người xảy ra giữa hai nước. Còn đây không phải trả tiền để giải thoát thuyền nhân mà trả tiền để đem bắt giam họ trở lại”.
Làm Tiền Theo Cung Cách Của TBT
Lịch sử Đảng Cộng Sản VN là chuổi dài vô tận của bội bạc, xảo trá, giết người, cướp của. Với cung cách Tổng Bí Thư như Lê Duẩn thì việc cướp của thật quá cở “đại trà” như trong những Chiến Dịch Đổi Tiền sau khi cướp được miền Nam. Tác giả Cao Thế Dung trong quyển Cơn Hồng Thủy Biển Đông đã viết rằng vào 15-9-1985, Hà Nội công bố Lệnh Đổi Tiền (lần thứ ba). Tỷ giá hối đoái từ 1 Mỹ kim ăn 12 đồng tiền cũ đổi thành 1 Mỹ kim ăn 15 đồng tiền mới (bằng 150 đồng cũ). Như vậy chỉ trong chốc lát, tiền Việt Nam sụt giá 1250 phần trăm! Tác giả Cao Thế Dung viết như sau (trang 206 sđd):
“Một nhà ngoại giao Tây phương tay cầm một xấp giấy bạc Việt Nam nói với giọng căm phẫn rằng: “Số tiền này đã trở thành nắm giấy lộn”. Mấy nhà ngoại giao của Sứ quán Ấn Độ cũng bất mãn nói rằng, mới hôm qua họ dùng 400 đô la đổi được 4800 đồng VN ở Ngân Hàng Việt Nam, ngờ đâu hôm nay số tiền này chỉ còn bằng 30 đô la thôi! Sau khi giao số tiền này, họ cự tuyệt nhận tiền mới và tuyên bố nhất định sẽ nói chuyện với Bộ Ngoại Giao Việt Nam”.
Nhân viên Sứ quán Ấn Độ còn có quyền nói chuyện với Bộ Ngoại Giao Việt Nam, cho nên không bị thiệt hại. Nhưng dân chúng Việt Nam như cá nằm trên thớt thì phải “ôm đầu máu” mà thôi! Tác giả Cao Thế Dung viết tiếp (trang 207):
“Trước ngày đổi tiền đột ngột năm 1985 và cũng như đợt đổi tiền năm 1978, tập đoàn Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cho các tay em đi vơ vét vàng và đô la. Hàng trăm triệu tiền cũ của các “anh lớn Trung Ương” và Thành Uỷ TP HCM đã được bí mật đổi tiền mới trước khi Pháp Lệnh được Đài Phát Thanh công bố có hiệu lực vào lúc 6 giờ sáng”.
Thảm Họa Của Đất Nước Sau Tháng Tư Đen
Nhắc lại chuyện cán bộ Trần Văn Thủy sang Hoa Kỳ làm công tác kiều vận và viết quyển Nếu Đi Hết Biển. Trong sách ông đã viết một câu hết sức ngô nghê (trang 28):
“Tôi không biết trong lịch sử thịnh suy của đất nước tôi có thời điểm nào, hoàn cảnh nào dẫn đến sự ly tán sâu thẳm, dẫn đến việc hàng triệu người chạy ra biển ly hương bất cần mạng sống đến thế không. Nhưng tôi biết rất rõ không ít người Việt xa xứ “qua các đại dương và các châu lục, “đi mãi, đi mãi” mà cuối cùng không thể trở về quê mình, làng mình được”.
Giá mà Trần Văn Thủy không viết câu ngô nghê nầy! Làm sao ông lại không biết chứ! Trong thế kỷ 20, có 3 nước bị phân chia làm hai là Triều Tiên, Đức, và Việt Nam: Bắc Hàn, Đông Đức, và Bắc Việt Nam (tức VNDCCH của Hồ Chí Minh) nằm trong quỹ đạo Cộng Sản và phân nửa kia là Nam Hàn, Tây Đức, và Nam Việt Nam (tức VNCH) thuộc khối Thế Giới Tự Do. Và cũng ngay trong thế kỷ 20, có hai nước đã được thống nhất. Việt Nam được (hay bị!?) thống nhất ngày 30-4-1975 khi đảng Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam. Sau đó 14 năm, nước Đức cũng được thống nhất khi Bức Tường Ô Nhục Bá Linh bị phá vỡ ngày 9-11-1989.
Cuộc Thống Nhất của nước Đức đẹp vô cùng! Không lời nói nào dưới thế gian có thể diễn tả! Chỉ bằng con số trong toán học, ta mới nói lên được tấm lòng bao la của Tây Đức. Họ đã mang 1.250 tỷ Âu kim trong ngân sách thặng dư của họ sang giúp cho Đông Đức. Số Âu kim 1.250 tỷ đó tương đương 2.000 tỷ Mỹ kim, tính ra bằng 2 tỷ lượng vàng, tức là 60 ngàn tấn vàng, ví như một cây cầu khổng lồ đúc bằng vàng khối để người dân Đông Đức bước lên cho theo kịp Tây Đức và các nước Tây Âu!
Xin dẫn chứng một việc nhỏ. Một tuần ngay sau khi Bức Tường Bá Linh được phá bỏ, người dân Đông Đức ào ạt sang thăm viếng Tây Đức, tất cả 8 triệu rưỡi người, mỗi người được lãnh 50 Mỹ kim gọi là Tiền Chào Mừng. Với số tiền tặng nhỏ nhoi đó, người dân Đông Đức vào siêu thị ở Tây Đức mua hết những hàng nhật dụng mang về, những món mà họ hằng ước mơ trong 40 năm dài sống thiếu thốn trong thiên đường XHCN Đông Đức.
Việc nhỏ thứ hai, thật sự việc này không nhỏ: toàn bộ chúng cư cao tầng tiền chế Plattenbau ở Đông Đức được đập bỏ và xây cất lại đúng theo tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh. Những cao ốc tiền chế đó, chỉ vì mị dân, chánh quyền Cộng Sản Đông Đức đã cho xây cất vội vã để tuyên truyền cho chế độ, nên rồi có cũng như không! Cần nhắc lại để nhớ rằng Đông Đức được đánh giá là quốc gia mẫu mực thành công về XHCN mà các nước Cộng Sản luôn lấy làm điểm nhắm để noi theo!
Và còn biết bao điều tốt đẹp khác nữa không kể xiết! Như về việc thống nhất tiền tệ, Tây Đức định hối xuất là 1 đổi 1, phần lợi nghiên về cho người dân Đông Đức vì tiền Đông Đức vốn không có giá trị bằng đồng Đức Mã. Về chính trị, Đảng Cộng Sản Đông Đức, đổi tên mới là Đảng Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa (PDS), vẫn được phép hoạt động và họ cũng dành được một số ghế cho nghị sĩ của họ trong Quốc Hội của nước Đức thống nhất. Tây Đức không hô hào những khẩu hiệu dao to búa lớn về Hòa Hợp Hòa Giải như Hà Nội. Họ chỉ ban hành những luật lệ để mang ấm no và hạnh phúc cho người dân Đông Đức vốn bị thiệt thòi trong 40 năm sống dưới ách độc tài của nhà nước XHCN Đông Đức (Tài liệu tham khảo: Die Deutsche Einheit von A. Gerlach, Lê Hoàng Thanh chuyển ngữ).
Cuộc Thống nhất của nước Đức đẹp như thế, còn Cuộc Thống Nhất của Việt Nam ngày 30-4-1975 thì sao? Xin thưa: “Thì giống như lấy băng keo dán lại!” Xin mời qu‎ý bạn đọc lời dẫn giải. Luật sư Nguyễn Hữu Thống, với cương vị một học giả nghiên cứu lịch sử và một nhà luật học, trong quyển Giải Thể Chế Độ Cộng Sản (trang 129), đã có nhận định như sau:
“Bằng chiến tranh võ trang, Hồ Chí Minh đã cầm tay xé đôi tấm bản đồ năm 1954 để cướp chính quyền tại miền Bắc. Và rồi cũng bằng chiến tranh võ trang, năm 1975, các đồng chí của ông ta đã cướp nốt chính quyền tại miền Nam. Rồi họ lấy băng keo dán 2 mảnh dư đồ lại và tuyên bố rằng: “Hồ Chí Minh có công thống nhất đất nước”.
Luận về Cuộc Thống Nhất “Lấy Băng Keo Dán Lại” của Việt Nam, chúng ta có hàng loạt những câu vè truyền khẩu trong dân gian không đẹp đẽ gì nhưng vô cùng trung thực, nào là: “Người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng”, nào là “Vào vơ vét vui vẻ về”, nào là “Đả đảo Thiệu Kỳ mua gì cũng có, Hoan hô Hồ Chí Minh mua cây đinh phải sắp hàng”, có bài hát nhại lời của trẻ con “Như có bác Hồ đang ngồi binh xập xám, Hồ Chí Minh ăn gian, ăn gian!”, lại có chuyện tiếu lâm kể rằng nhạc sĩ cổ nhạc Văn Vĩ bị mù mà “sau 30 tháng 4 thì lái xe Honda được vì mắt đã sáng!”, và có những câu ‎ý‎ nghĩa sắt bén như “Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công L‎ý, Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do”. Bài ca “Giải Phóng Miền Nam” của Huỳnh Minh Siêng đã thành bài quốc cấm, bởi lẽ vào lúc đó, các em học sinh thanh thiếu niên toàn miền Nam đã ăn ‎ý gào thét “Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng…” bằng tất cả sức hồn nhiên của tuổi trẻ làm cho Cộng Sản Bắc Bộ Phủ không an tâm! Thật ra có cả một kho tàng văn học dân gian được truyền khẩu về Hồ Chí Minh và Đảng của ông, tất cả đã được Giáo sư Nguyễn Ngọc Phách biên tập và phê bình trong tác phẩm Việt Sử Đương Đại, Qua 200 Câu Vè Bất Hủ, phát hành năm 2007 ở Melbourne.
Về việc “Vào vơ vét vui vẻ về”, người viết xin được dẫn chứng bằng lời tâm sự của Giáo sư D.N.S. (hiện định cư ở Cali), lúc đó là Thanh Tra Trung Học ở Sài Gòn. Trong những ngày ngắn ngủi ở Bộ Giáo Dục sau 30-4 và trước khi đi học tập cải tạo, Giáo sư D.N.S. là nhân chứng thấy tận mắt sự ăn cướp tài sản của Bộ, Nha, Sở, và các trường học ở miền Nam mang về Bắc (để giữ làm của riêng hay giao cho ai không biết!). Ông tường thuật như sau:
“Ở Bắc đưa vào một Cán Bộ Chính Trị trình độ giáo viên cấp 1, nhưng về chính trị anh ta có uy quyền rất lớn. Chính anh ta quyết định về thời gian đi học tập cải tạo của tất cả giáo chức miền Nam. Anh ta cũng là người nhận bàn giao tất cả các cơ sở Giáo dục. Mỗi lần bàn giao một sở, một nha, hay một trường học, anh ta mang về văn phòng của anh nào là máy thu thanh, máy truyền hình, máy đánh chữ, quạt máy, tủ lạnh, đàn dương cầm, v.vân… Sau vài lần bàn giao như vậy thì văn phòng anh đầy chiến lợi phẩm, anh ta cho xe về Bắc, rồi lại tiếp tục đi nhận bàn giao ở các địa điểm khác. Thế là hết đợt chiến lợi phẩm nầy, đến đợt chiến lợi phẩm khác, anh ta tha hồ vào vơ vét vui vẻ về”.
Giáo sư D.N.S., người giáo chức đầy khả năng sư phạm và nặng lòng với giáo dục được thăng Thanh Tra Trung Học rồi lại phải bị đi học tập cải tạo (!), đã cay đắng nhận xét rằng: “Công tác của viên Cán Bộ Chính Trị của Bộ Giáo Dục VC chỉ có vậy mà thôi!”
Học giả Nguyễn Hiến Lê, sau 30-4-1975 được sống dưới ách Cộng sản, đã nhận xét (Trích Hồi K‎ý, tập ba, trang 95): “Nhiều người vào Sài Gòn thăm bà con, khi ra vơ vét đủ thứ, từ cây đinh, khúc dây chì, lon sữa, ve chai… đem ra, vì ở ngoài đó thường cần dùng tới mà không kiếm đâu ra. Họ cho miền Nam nầy là thiên đường”.
Người viết thật không đành tâm dùng câu vè “Vào vơ vét vui vẻ về” đối với những thu lượm vụn vặt “từ cây đinh, khúc dây chì, lon sữa, ve chai” như vậy, nhưng trong lòng không khỏi xót xa thương cảm đồng bào miền Bắc thân thương phải sống cuộc đời cơ cực thiếu thốn, đồng thời không hiểu được tại sao bọn văn nô XHCN lại có thể ca ngợi và tự hào là “Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài Người”!
Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2008 này, đã 33 lần 30-4 kể từ ngày tập thể người Việt phải bỏ nước ra đi, kéo dài từ hơn ba thập niên qua. Một cuộc ra đi vĩ đại chưa từng bao giờ xảy ra trong lịch sử dân tộc Việt! Cũng có người cho rằng đó là những cuộc ra đi tìm tự do, nhưng thực tế mang nhiều ý nghĩa của những cuộc chạy trốn, chạy trốn muôn vạn bạo tàn và khắc nghiệt do CSVN đổ lên đầu người dân Việt, sau ngày họ đặt toàn ách thống trị lên toàn cõi đất nước.
Đảng Cộng Sản phản bội Dân Tộc ơi, có thấy cuộc thống nhất của nước Đức đẹp tuyệt vời hay không? Có thấy tấm lòng bao la của Tây Đức hay không? Ngân sách thặng dư của Tây Đức, 1.250 tỷ Âu Kim, nếu đem chia cho 16 triệu dân Đông Đức, và nếu tính bằng vàng, thì mỗi người dân Đông Đức sẽ nhận được khoảng 120 cây vàng! Còn trong cuộc Thống Nhất của Việt Nam, do Lê Duẩn người học trò kiệt xuất nhất của Hồ Chí Minh thực hiện, thì số vàng bạc của cải do toàn thể dân chúng miền Nam làm ăn lương thiện cả mấy trăm năm lại chảy ngược lại vào tay các tên Cách Mạng Vô Sản (các BỰ GIÒI) của Bắc Bộ Phủ để chúng trở thành TỶ PHÚ MỸ KIM! Thật đúng “VÀO VƠ VÉT VUI VẺ VỀ” cách “Đại Trà”, một Cuộc Thống Nhất Ô Nhục! Nhìn lại cuộc thống nhất ô nhục đó, tính bằng con số trong thống kê, ta mới có thể thấy được thảm họa do CSVN gây ra, và mới biết tại sao hàng triệu người dân Việt đã phải liều thân, bất kể sinh mạng, miễn sao thoát ra khỏi bàn tay hung bạo của bạo quyền. Người viết xin được trích dẫn mục Quan Điểm của Tuần Báo Nhân Quyền xuất bản ở Melbourne (Bài Tưởng Niệm 30 Tháng 4 Đen, số 1142, 22-28/4/2008). Tài liệu từ chính các cơ quan thẩm quyền quốc tế cho biết, chỉ nội trong thời gian hai năm, từ năm 1975 đến 1977, CSVN đã:
- hành quyết (xử tử): 100.000 người.
- đày ải khổ sai đến chết trong các trại giam gọi là trại cải tạo: 95.000 người.
- xua đuổi thành phần trung lưu, thân nhân Quân Dân Cán Chính miền Nam đến các vùng rừng thiêng nước độc gọi là kinh tế mới, đến phải bỏ xác: 48.000 người.
- danh sách trên còn phải cộng thêm từ 600.000 đến 800.000, có thể lên đến cả triệu người vùi xác giữa biển Đông trên đường tìm tự do vì sóng to gió lớn, vì lạc đường cạn lương thực đến chết đói chết khát, vì bị hải tặc hãm hiếp sát hại.
Và toàn cảnh đất nước là đói nghèo cùng cực, người dân bị o ép, tước đoạt mọi quyền sống căn bản của con người. Nhà Tù Nhỏ mọc lên khắp nơi, trong một Nhà Tù Lớn là toàn cõi quê hương. Chưa hết, “những đỉnh cao trí tuệ của XHCN” lại nghĩ ra một loại Nhà Tù Di Động làm bằng những Cây Người Công An vô hồn vô cảm. Và đây là phát kiến vĩ đại của chế độ Hồ Chí Minh! Những tù nhân như Bùi Minh Quốc ở Đà Lạt hay Trần Khải Thanh Thủy ở Hà Nội có “tự do” đi chợ, đi chữa bịnh, đi thăm mẹ bịnh, vân vân… nhưng tù nhân đi đến đâu thì Nhà Tù Di Động cứ lẽo đẽo theo đến đó để gây khiếp đảm cho tất cả mọi người. Cũng chưa hết, bằng sách lược “Quản Chế Tại Gia”, bất cứ ngôi nhà hay ngôi chùa nào cũng có thể bị biến thành Nhà Tù Biến Cải (Nhà và chùa được cải tạo thành nhà tù) bằng những Cây Người Công An bao vây suốt ngày đêm, không cho người chủ nhà hay chủ chùa đi đâu và cũng ngăn cản không cho khách đến thăm!
Thảm Họa Của Đất Nước Trong Thế Kỷ 20
Xin trở lại câu nói ngô nghê của cán bộ Trần Văn Thủy “Tôi không biết trong lịch sử thịnh suy của đất nước tôi có thời điểm nào, hoàn cảnh nào dẫn đến sự ly tán sâu thẩm, dẫn đến việc hàng triệu người chạy ra biển ly hương bất cần mạng sống đến thế không…”
Cán bộ Trần Văn Thủy không ngô nghê t‎ý nào, người viết xin đính chánh. Khi ông thú nhận “không biết gì cả…” như vậy, nhất là khi ông đã đạo diễn phim truyện với chủ đề “Chuyện Tử Tế”, Dân Tộc xin hỏi tại sao ông không có “lời nào tử tế” về “Thảm Họa Của Đất Nước Sau Tháng Tư Đen” và “Trong Thế Kỷ 20”? Câu giải đáp chỉ có thể là ông đã giả vờ ngây thơ cụ, đúng nhất là ông chỉ sáng Đảng mà mù tình Dân Tộc. Thật quá ngỡ ngàng khi ông đã biết dùng câu của Karl Marx “Chỉ có loài thú mới quay lưng lại với đồng loại để chăm lo cho bộ da của mình” để giới thiệu phim “Chuyện Tử Tế” của ông!
Cán bộ Trần Văn Thuỷ đã đứng cùng phe với nhóm người chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Ông đứng về phía Đảng, chỉ muốn cho Đảng bền lâu như Tố Hữu, vị cai thầu văn nghệ vì muốn thâu thuế để nuôi sống Đảng, còn Dân Tộc thì “sống chết mặc bây”, nên đã viết những dòng “thơ giết”:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt”
Và một bài “thơ tự khoe là người” cũng của Tố Hữu:
“Bọn địa chủ cắm vòi hút máu
Phải vùng lên mà đấu thẳng tay!
Thực dân địa chủ một bầy
Chúng là thú vật, ta đây là người”
Cán bộ Trần Văn Thủy đứng về phía Đảng cũng như nhà thơ Xuân Diệu đã mang “chất sắt” vào trong thơ theo lời dạy của Đảng Trưởng họ Hồ và đã sản xuất những dòng “thơ máu” hô hào đấu tố:
“Anh em ơi! Quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tư thù
Địa hào, đối lập ra tro
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc lên cho sáng khắp đường
Thắp đuốc lên cho sáng đình làng đêm nay,
Lôi cổ bọn chúng ra đây
Bắt quỳ gục xuống, đọa đày… chết thôi!”
Chưa hết, Xuân Diệu còn có những dòng “thơ bắn” như sau:
“Máu kêu máu trả thù
Súng đâu anh em đâu
Bắn nó thủng yết hầu
Bắn tỉa bắn dài lâu”
Những nhà thơ với tâm hồn “Thương Mây Khóc Gió Đa Sầu Đa Cảm” như Tố Hữu và Xuân Diệu, đến khi bắt gặp cuộc “Kách Mệnh Khát Máu của Hồ Chí Minh” mang từ Nga Hoa về và bị nhuộm đỏ, thì tâm tánh biến đổi quá phủ phàng để trở thành những cái “Loa Người” hô hào hành hạ, đọa đầy, bắn giết Dân Tộc! Các nhà thơ mà đã như vậy, còn nói chi đến bọn bần cố nông, cán bộ răng đen mã tấu, công an cán bộ quản giáo mất tình người. Thảm họa của Dân Tộc và Đất Nước trong thế kỷ 20 xin được trưng diễn bằng Cuộc Chôn Sống điển hình ở Huế trong Tết Mậu Thân. Câu chuyện do Thông tín viên Nam Dao của Đài TwoVNR phỏng vấn Phan Văn Tuấn và được viết lại trong bài Vụ Thảm Sát Tết Mậu Thân (Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 46 ngày 1-3-2008).
Hiện tại anh Phan văn Tuấn là một thuyền nhân được định cư ở Sydney, Úc Châu. Vào Tết Mậu Thân 1968, cậu bé Tuấn 16 tuổi đang học lớp Đệ Tam trường tư thục Nguyễn Du ở Huế. Ngày mồng hai Tết (Thứ năm 1-2-1968), VC tràn ngập Huế, Tuấn bị bắt cùng với mười mấy thiếu niên khác cùng lứa tuổi với anh. Mấy ngày đầu, VC bắt họ làm dân công đi khuân vác. Sau đó, VC bắt họ đào hầm vào ban đêm ở quanh vùng Gia Hội, những hầm mà Tuấn tưởng rằng chỉ để bọn chúng ẩn núp, không ngờ đó sẽ là những hầm chôn người. Đến bây giờ, tuổi đã gần lục tuần, Phan Văn Tuấn nhớ lại chuyện xưa, thuật lại rằng những người bị VC bắt, bị trói hai tay sau lưng thành từng chùm, mỗi chùm khoảng 15, 16 người, và bị sắp đứng xoay lưng về cái hố. Một tên VC ăn mặc theo lối chính quy với nón cối đọc bản án tử hình. Rồi một tên du kích áo đen ngắn tay, quần đen ngắn, mang dép râu, đội nón tai bèo, dùng súng AK bắn một tràng vào người đầu tiên. Ông này bị trúng đạn, té ngược ra sau, và lọt xuống hố, kéo theo cả chùm người bị cột chung. Đây, lời tả chân của Phan Văn Tuấn:
“Ông té xuống, qu‎ý vị biết không, mấy người sau có trúng đạn gì đâu, cũng lăn xuống. Lăn và lộn, lộn vòng xuống, lật ngửa ra. (Tuấn khóc rống lên). Nó bắt tôi lấp! Nó kêu lấp, lấp, lấp lẹ! (Vẫn khóc). Tôi không lấp, nó đánh tôi. Tôi nhìn mấy người đó, tôi khóc, tôi khóc! Không! Người ta còn sống mà! Lấp đi! Không! Thế là nó dọng báng súng vào tôi, súng AK nó dọng, nó dọng đàng sau xương sống tôi (Vừa thở như bị ngộp, vừa khóc)”.
“Chưa được, nó quay mũi lưỡi lê nó đâm tôi, nó đâm vào sườn tôi. Trời ơi, máu me! Nó đâm! Mấy thằng bạn, thằng nào cũng khóc! Nó đánh, nó đánh! Tôi phải lấp, phải lấp. Tôi lấp đồng bào tôi (Khóc nức nở). Trời ơi, trời ơi, Thượng Đế coi này! Bây giờ tôi nhớ tôi có tội quá Tôi nhớ mấy con mắt đồng bào, mấy người dưới hố ngó tôi. Trời, trời, trời, trời ơi! VC ơi là VC! Không lấp thì nó đánh! Lấp thì bà con tôi chết! Thôi, thôi, lạy Phật, lạy Trời, lạy Thượng Đế. Chưa có thằng nào nó tàn ác như vậy… (Tiếp tục khóc).”
Người phỏng vấn Nam Dao cũng khóc theo và an ủi Tuấn:
“Anh không phải là người giết đâu. Tội đó là mấy thằng cộng sản”
Cả hai người Nam Dao và Tuấn đều khóc và người viết hàng chữ nầy đến đây cũng khóc theo, phải lau nước mắt mới viết tiếp được, và lần nào đọc lại bản thảo cũng không cầm được nước mắt! Những lần chôn sau, Tuấn thuật tiếp, VC chỉ lấy báng súng AK dộng vào người đứng đầu cho anh ta ngả té xuống kéo theo cả dây người xuống hố, người nào ngoi lên thì VC xoay ngược cuốc đập vào đầu cho bể sọ. Tuấn thuật tiếp rằng suốt mười mấy đêm, họ đã đào mười mấy cái hố và đã chôn mười mấy lần. Đến khi phi cơ trực thăng của Quân Lực VNCH xuất hiện để truy kích, thừa lúc VC lo trốn máy bay, Tuấn cùng ba người bạn cùng xóm bỏ chạy. VC bắn theo, bắn chết một thằng chạy chậm đàng sau. Đến khi Tuấn và hai thằng còn lại gặp lính của Quân Lực VNCH, một cảnh vô cùng cảm động diễn ra, ngắn ngủi thôi, nhưng là bức tranh tình cảm tuyệt đẹp đủ sức nói lên tất cả Tình Quân Dân như Cá Với Nước và Chính Nghĩa của Quân Lực VNCH. Trong suốt “Cuộc Chiến Tranh của Hồ Chí Minh gây ra để đánh Dân Tộc”, Quân Lực VNCH được thành lập từ thời Quốc Trưởng Bảo Đại với mục tiêu Ngăn Chận Làn Sóng Đỏ Của Cộng Sản Để Bảo Vệ Dân và Quân Lực lớn mạnh qua Đệ Nhất Cộng Hòa và Đệ Nhị Cộng Hòa. Thành tích bảo vệ Dân Tộc suốt gần ba mươi năm đó, CHÍNH NGHĨA CỦA QUÂN LỰC VNCH, xin được diễn tả hùng hồn bằng lời thuật của anh Tuấn với chị Nam Dao như sau:
“Trời ơi, tôi kể chị nghe, trong tay bọn VC mấy chục ngày, đến lần đầu tiên gặp anh lính Cộng Hòa (ảnh cầm khẩu súng, ảnh ngoắc ngoắc tới) trời ơi, tôi tới tôi ôm ảnh đó chị! Trời ơi, giống như mẹ đi chợ về! Tôi ôm ảnh tôi khóc, khóc nức nở. Ba thằng ôm ảnh khóc nức nở, không bảo nhau gì hết. Tự nhiên cái lòng thương người lính VNCH, một người mà mình thấy có sự bảo vệ… Tôi ôm ảnh khóc! Ảnh vuốt đầu nói: “Không sao đâu! Không sao đâu! Không sao đâu em!” Bắt đầu tôi kể từ đầu đến cuối. Ảnh dắt vô cho ăn. Phía sau có nước, ảnh cho tắm…”
Tàn cuộc, trong số mười mấy thiếu niên Huế bị VC bắt đi đào hầm và chôn người trong chiến trận Tết Mậu Thân đó, chỉ có Tuấn và 2 người chạy thoát. Số còn lại bị VC dẫn theo và bắn chết hết khi chúng rút lui khỏi Huế! Mấy ngày sau, khi tìm đặng xác, “trời ơi, đứa nào cũng lỗ chỗ trên đầu!”, anh Tuấn vừa kể vừa khóc.
Sau đây là câu chuyện nói lên “Thành Tích Đuổi Dân Đi Vùng Kinh Tế Mới” để Cướp Đoạt Nhà Cửa ở Sài Gòn. Câu chuyện về một người mẹ trẻ bị đưa đi vùng kinh tế mới đã tự thiêu và ôm chặt 2 đứa con để cùng chết chung với mình. Thời điểm: người tường thuật là người tù học tập cải tạo Uyên Thao không nhớ rõ mùa đông năm 79 hay 80. Vào lúc đó, Uyên Thao ở Trại Tù K6 trên đồi Phượng Vĩ dưới chân núi Chứa Chan, tiếp giáp với Khu Kinh Tế Mới của người mẹ trẻ. Gần đấy có chợ Ngả Ba Đồn. Ba tuần lễ trước đó, Uyên Thao lao động phát cỏ và gặp người thiếu phụ cũng đang dọn đất gần đó. Người mẹ cuốc cỏ và cào cỏ lại, thằng bé 5 tuổi và con chị nó không lớn hơn nó bao nhiêu giúp mẹ ôm những bó cỏ vào góc bờ.
“Tôi ở quận Năm, lên đây hơn hai năm rồi. Mười tám tháng nay, ba mẹ con tôi chưa biết hạt gạo là gì. Tội nghiệp thằng bé mới năm tuổi”.
Đó là tâm sự của người mẹ, Uyên Thao chỉ nghe được như vậy, chưa kịp nói lời an ủi, thì cán bộ quản giáo võ trang phát hiện khoảng cách quá gần giữa họ nên ôm súng đi tới!
“Sự Nghiệp Giải Phóng Biến Miền Nam Thành Địa Ngục Trần Gian” hoà hợp hoà giải với “Thành Tích Đuổi Dân Đi Vùng Kinh Tế Mới” đã đến “trình độ” 3 tuần lễ sau đó. Buổi tối đó, cán bộ giảng dạy về lập trường đấu tranh cách mạng và chỉ trích thói hư tật xấu trong nếp sống cũ của người dân miền Nam. Một điều bất ngờ và cực kỳ hi hữu trong các Trại Học Tập Cải Tạo của VC, người thiếu phụ mà chồng không biết lưu lạc phương nào đó, người mẹ trẻ có hai con còn quá nhỏ bị bỏ cho đói khát và thất học đó, người cư dân ở quận Năm Sài Gòn bị Đảng đuổi đi để cướp nhà, “Người Con Gái Việt Nam Da Vàng” mà Đảng Ác Nhân đã dồn đến đường cùng đó, chính Người Thiếu Phụ Cang Cường đó vụt đứng lên giữa lớp học và nói như hét vào mặt người cán bộ:
“Tôi khỏi cần nghe ai dạy dỗ. Tôi bị lùa tới cái xó rừng nầy là quá đủ rồi. Tôi chẳng biết Đảng với Cách Mạng của các ông là những thứ gì. Bây giờ tôi phải về lo cho mấy đứa con tôi”.
Khuya hôm ấy, cơn hoả hoạn nhỏ bùng lên, thiêu rụi túp lều của ba mẹ con. Cả Khu Kinh Tế Mới đều chạy đến túp lều để cùng đứng chết trân nhìn ngọn lửa hoành hành. Giữa đống tro tàn, xác người mẹ trẻ cháy đen tay còn vòng ôm chặt hai đứa con cũng cháy đen như mẹ. Lời giải thích tìm ra dễ dàng: người mẹ “về lo cho mấy đứa con” đã nổi lửa hoả thiêu và ôm chặt hai đứa con để cùng chết chung với mình!
Câu chuyện ba mẹ con chết thiêu cứ ám ảnh nhà văn Uyên Thao mãi. Câu hỏi cứ dai dẳng đeo theo anh: “Do đâu mà người mẹ lại tìm cho chính những đứa con của mình cái kết thúc kinh hoàng đó?” Đem chuyện bàn với người bạn tù già là luật sư Vũ Đăng Dung, từng là cựu Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn ở Huế, cụ Dung lắng nghe, rồi cũng lắc đầu thở dài! Nhưng trong bài viết súc tích của Uyên Thao, tác giả nhớ và viết lại vài dòng trong Nhật K‎ý‎ của Đặng Thùy Trâm:
“Bọn Mỹ như những con quỷ khát máu… Bao giờ đuổi được hết chúng ra khỏi đất nước Việt Nam lúc đó máu mới ngừng chảy…”
Vào lúc “Thảm Nạn Ba Mẹ Con Tự Thiêu” xảy ra, tức là vào mùa đông năm 79 hay 80 gì đó, thì không còn “bọn Mỹ” nào trên đất Việt nữa, đúng như ước vọng của Nữ Bác Sĩ Đặng Thùy Trâm! Nhưng điều kinh hoàng nhất đã đến với Dân Tộc, khi Đảng làm chủ trọn vẹn cả Đất Nước, thì Đảng đã “giải phóng” Việt Nam thành Nhà Tù Khổng Lồ và cuộc sống người dân thành cảnh Địa Ngục Trần Gian. Người mẹ trẻ trong câu chuyện của Uyên Thao, chỉ vì quá thương con, nên muốn hai đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau được thoát khỏi “cảnh sống đáng sợ hơn cõi chết”, Uyên Thao đã viết như vậy (Trích bài Từ Thơ Tới Những Mảnh Đời, Bán Tuần Báo Việt Luận đăng tải trong số 2174 ngày 15-6-2007).
Văn phong Uyên Thao tuyệt vời! Nhà văn đã viết, xin lặp lại, “người mẹ trẻ vì quá thương con, nên muốn hai đứa con của mình thoát khỏi “Cảnh Sống Đáng Sợ Hơn Cõi Chết!”. Bạn đọc thân mến ơi! Có “Cảnh Sống Nào” lại đáng sợ hơn “Cõi Chết” hay không?! Thật không có nơi nào trên thế giới, không có thời nào trong lịch sử mà lại có “Cảnh Sống Đáng Sợ Hơn Cõi Chết” như vậy. Chỉ có ở miền Nam khi Quân Lực VNCH không ngăn chận được Làn Sóng Đỏ của Cộng Sản từ phương Bắc! Dân Tộc thân thương ơi! Viết đến đây, người viết không ngăn được xúc động, cứ thả lòng thương cảm cho Dân Tộc bất hạnh, thương cảm người mẹ trẻ tự thiêu với hai đứa con của mình, và thương cảm cho Nữ Bác Sĩ Đặng Thùy Trâm hy sinh đời xuân xanh của mình không phải vì Dân Tộc, tuyệt nhiên không, mà chỉ để giúp cho Làn Sóng Đỏ tràn ngập miền Nam! Và trong Làn Sóng Đỏ đó, ẩn hiện những Kẻ Cai Trị Tham Lam, Tàn Ác, Gian Xảo, Đểu Cáng, và Hèn Hạ Nhất trong Lịch Sử Loài Người!
Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam có những thi sĩ văn nô ca ngợi đấu tố đày đọa giết người như Tố Hữu và Xuân Diệu. Chưa bao giờ Đất Nước Thân Yêu có những tên đồ tể chôn sống người vô tội một cách man rợ như cảnh Tết Mậu Thân ở Huế. Chưa bao giờ xã hội Bốn Ngàn Năm Văn Hiến của Việt Nam lại thoái hoá biến thành “Cái Cảnh Sống Mà Đáng Sợ Hơn Cõi Chết” như vậy. Tất cả những nghịch cảnh đau lòng đó xảy ra vì Đất Nước bất hạnh đã nảy sinh Đại Văn Nô Trần Dân Tiên viết sách để ca ngợi và thần thánh hoá Đại Đồ Tể Hồ Chí Minh thành “Cha Già Dân Tộc”.
Nhưng Đại Văn Nô Trần Dân Tiên và Đại Đồ Tể Hồ Chí Minh chỉ là một. Đó là một “Kẻ Đã Đi Hết Biển”, đã đặt chân lên đất Liên Xô và Trung Quốc nhiều lần, và khi trở về cố hương để “Làm Việc”, đã mang Xã Hội Chủ Nghĩa của Mác Lê Xít Mao, như con rắn cực kỳ độc ác, đem về để giết hại gà nhà. Thảm kịch của Đất Nước trong thế kỷ 20 bắt đầu từ đó. Một tay Trần Dân Tiên - Hồ Chí Minh đã đào tạo biết bao nhiêu Tiểu Văn Nô và Tiểu Đồ Tể tung ra khắp Đất Nước để “làm việc” thay cho mình. Cái “Cảnh Sống Đáng Sợ Hơn Cõi Chết” của Ba Mẹ Con ở đồi Phượng Vĩ dưới chân núi Chứa Chan chỉ là một cao điểm trong toàn bộ Cuộc Chiến Tranh Của Hồ Chí Minh Đánh Dân Tộc.
Chúng ta đã biết Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Anh Ba - Nguyễn Ái Quốc - L‎ý Thụy – C.B. - Trần Dân Tiên - vân vân… chỉ là một người, là một “Kẻ Đã Đi Hết Biển” và khi về nước “Làm Việc” thì lại mang tên Hồ Chí Minh. Đó là một người duy nhất trong lịch sử khi đi mang tên nầy, lúc về lại mang tên khác. Nhưng việc thay tên đổi họ chỉ là việc nhỏ. Điều bất hạnh cho Dân Tộc Việt Nam là Hồ Chí Minh đã gây những vết nhơ vô cùng ghê tởm trong Lịch Sử nước nhà, không thể nào tẩy xóa. Ông đã mang Chủ Nghĩa Mác Lê về gây cảnh Nồi Da Xáo Thịt, và gây Cuộc Chiến Tranh Tương Tàn giữa lòng Dân Tộc và Phá Hoại Đất Nước!
Nhưng người Việt không phải thế! Dân Tộc Việt Nam không phải thế! Có biết bao nhiêu người Việt Nam “đã đi hết biển”, đã mang cái hay cái đẹp của nước ngoài về tô điểm cho quê hương. Những chuyện Sứ Thần của Việt Nam từ thời xa xưa là những dẫn chứng hùng hồn.
Chuyện Sứ Thần Của Việt Nam Ngày Xưa
Trong lịch sử VN, kể từ những Triều Đại Độc Lập Đinh Lê L‎ý Trần… hùng cứ ở phương Nam đối lập với Bắc Triều, những “Người Đã Đi Hết Biển” là những vị sứ thần Việt Nam đi sứ sang Tàu. Đó là những vị tài cao học rộng, đổ đạc cao, làm quan thanh liêm đức độ, lại có tài mẫn tiệp nên được vua chọn làm sứ thần sang Tàu như những câu chuyện sau đây.
Chuyện ông Đào Tông Nguyên. Ông là danh thần đời vua Lý Nhân Tông, không rõ năm sinh năm mất. Ông hết lòng tham gia việc chính trị, văn hóa nước nhà. Khoảng năm Mậu Ngọ (1087), ông đi sứ nhà Tống, đưa voi sang cống và trình quốc thư, đòi lại những châu, huyện ở mạn Quảng Nguyên mà nhà Tống đã chiếm đoạt trước đó. Do tài ngoại giao của ông, nhà Tống thuận trả Quảng Nguyên lại cho ta, ta trả lại cho họ những tù binh đã bắt được do công trận của danh tướng Lý Thường Kiệt.
Chuyện ông Đinh Củng Viên ( ?--1294). Ông là danh thần đời Trần Thánh Tông, giỏi biện thuyết. Năm Canh Ngọ (1270) gặp Nguyên Thế Tổ sai sứ sang khiến vua Trần phải nộp biểu xưng thần, ông cùng với đại phu Lê Đà sang sứ nhà Nguyên để biện luận quyết không nhục quốc thể. Vua Nguyên Tông bảo: “Quân của thiên triều đi đến đâu san bằng đến đó, không ai dám chống cự, trái mạng, chúa các người không rõ phận nước mà toan địch với ta sao?” Ông thản nhiên đáp: “Nếu nhà vua định đem điều nhân nghĩa mà khiến mọi người kính nể thì mới thuyết phục được chúng thần. Nếu đem binh lực ra dọa nạt thì dù nhỏ, nước tôi vẫn có binh hùng tướng mạnh, có núi non hiểm trở để ngăn chặn và tiếp đón binh thiên triều”. Thấy ông biểu dương tinh thần bất khuất của dân tộc ta, Nguyên Thế Tổ mến phục. Do đó tránh được việc binh đao một thời. Khi trở về, ông được ca tụng là trang biện sĩ kỳ tài.
Chuyện ông Mạc Đỉnh Chi, Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Ông đổ Trạng nguyên đời Trần Thánh Tông, đi sứ nhà Nguyên dưới đời Trần Hiến Tông và sang đời Trần Anh Tông, ông lại đi sứ sang Tàu. Do sự tranh tài văn chương với sứ thần Cao Ly, ông được vua Nguyên khuyên son phê tặng “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên”. Ông Mạc Đỉnh Chi nổi tiếng trong thơ văn về bài văn tế chỉ với “bốn chữ nhất” mà ông nhận lịnh phải đọc, ông đã ứng xữ nhanh và xuất khẩu thành bài Tứ tuyệt với bốn chữ nhất đó. Bài văn tế của ông được người đời truyền tụng như sau:
Vu sơn nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Quảng hàn nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!
Điều mà rất ít người biết là Mạc Đỉnh Chi cũng nổi tiếng về tài đánh cờ. Chuyện kể khi ông đi sứ xong, trên đường về nước, đi ngang qua nhà ông Trạng Cờ của Tàu ở Yên Kinh, ông mới xin vào giao đấu. (Vào lúc đó, đệ nhất danh kỳ gọi là “trạng cờ”, sau nầy đến thời dân chủ, ta mới dùng chữ “kỳ vương”). Ván cờ đánh bằng quân ngà suốt ba ngày và Mạc Đỉnh Chi đã thắng ông Trạng Cờ nước Tàu chỉ bằng một con chốt. Khi thua cờ, ông Trạng Cờ Tàu phải trao cho ông tấm bảng Trạng Cờ, nhưng ông từ tốn hoàn trả lại. Nhân đây, người viết xin nhắc lại một chuyện vui hồi Đệ Nhất Cộng Hòa, khoảng gần cuối thập niên 50. Vào lúc đó, Kỳ vương Lý Chí Hải ở Hồng Kong sang Sài Gòn giao đấu, cũng bị bại dưới tay danh kỳ Việt Nam là Phạm Thanh Mai. Ván cờ Phạm Thanh Mai Việt Nam thắng Kỳ vương Lý Chí Hải Hồng Kong cũng chỉ bằng một con chốt, y như ván cờ của Mạc Đỉnh Chi trong chuyện đi sứ ngày xưa!
Chuyện ông Bùi Công Hành, ông Tổ nghề làm lọng. Ông Bùi Công Hành quê xã Quất Đông, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, nay là Hà Tây. Ông là công thần đời vua Lê Thái Tổ, đến đời vua Lê Thái Tông, ông được sung sứ bộ sang nhà Minh. Tại Yên Kinh, các quan Minh có ý thử thách, mời ông lên một tòa lầu cao, nói là để duyệt kinh Phật và hội họp ngâm thơ rồi lén lút đi tất, rút luôn cả cái thang. Trên lầu chỉ có một tượng Phật và hai cây lọng dựng hai bên cửa lầu. Ông thản nhiên giương lọng ra, cặp vào nách mà lao mình xuống đất. Người Minh khen ngợi, hậu đãi ông rồi ân cần tiễn ông và sứ bộ ra về. Ông xin luôn hai cây lọng về nước làm kỷ niệm. Vua Lê Thái Tông bèn sai thợ noi theo kiểu lọng ấy mà chế nhiều lọng khác. Do đó nghề làm lọng đời sau tôn ông là thủy tổ.
Chuyện ông Phạm Đôn Lễ, ông tổ nghề trồng cói và đan chiếu. Ông là văn thần đời Lê Thánh Tông, đậu Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức 12 (1481). Tương truyền khi ông đi sứ nhà Minh đến vùng Ngọc Hồ thuộc Quế Lâm, thấy dân trong vùng chuyên sống bằng nghề dệt chiếu, ông lưu tâm khảo sát học hỏi. Khi về nước, ông truyền bá cách trồng cói dệt chiếu, đem lại nguồn lợi quan trọng cho đất nước.
Chuyện ông Lê Công Hạnh, ông Tổ nghề thêu. Ông quê ở tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây), là một đại thần, làm đến Thượng Thư đời vua Lê Chiêu Tông. Khi đi sứ Trung Quốc, ông lưu tâm quan sát công nghệ nước ngoài, chú ý nhiều đến nghề thêu. Do đó, khi trở về nước, ông chỉ bảo nhân dân trong vùng Hướng Dương, Võ Lăng, Đào Xá học nghề thêu đan. Sau khi ông mất, nhân dân suy tôn ông làm ông Tổ nghề thêu đan nước ta.
Chuyện ông Lê Như Hổ, tổ sư nghề làm dù. Ông quê xã Tiên Châu, huyện Tiên Lữ, nay thuộc tỉnh Hải Hưng. Ông đỗ tiến sĩ đời Mạc Phúc Hải. Tương truyền khi đi sứ Trung Quốc, ông học được nghề làm dù và sau này người Việt xem ông là tổ sư của nghề làm dù nước ta.
Chuyện ông Nguyễn Thời Trung, ông Tổ nghề thuộc da và đóng giày. Ông sinh vào thế kỷ 15, năm 19 tuổi ông đỗ tiến sĩ, năm 35 tuổi ông đi sứ sang Tàu. Khi ngang qua thành phố Hàng Châu ở tỉnh Hà Nam, ông thấy có nhiều người làm nghề thuộc da đóng giày. Ông muốn học nhưng không ai chịu dạy. Ông phải cải trang làm người Tàu, rồi ngày ngày lân la trò chuyện với những người thợ giỏi. Do trí thông minh, chỉ sau một tháng, ông bắt nắm được kỹ thuật thuộc da đóng giày. Ông về làng Trúc Lâm, tập họp dân làng và dạy họ cách thuộc da trâu da bò và cách đóng các loại giày. Ông được tôn thờ là ông Tổ của nghề thuộc da đóng giày Việt Nam.
Chuyện ông Lê Văn Phức. Ông là danh sĩ đời vua Gia Long, quê làng Hồ Khẩu, nay thuộc phường Bưởi Hà Nội. Ông đi công cán nhiều lần ở Tân Gia Ba, Quảng Đông, Lữ Tống. Năm Tân Mão (1831), quan nhà Thanh là nhóm Trần Khải bị bão đánh giạt thuyền vào vùng biển ta. Ông nhận lệnh triều đình làm trưởng phái đoàn sang Phúc Kiến giao trả nhóm ấy. Khi tới sứ quán, thấy biển đề Việt Nam Di Sứ Quán, ông nhất định không vào và nói: “Nước ta không phải là man di, nên ta không vào chỗ này”. Quan Thanh phải xóa dòng chữ ấy và phải xin lỗi và đề lại hàng chữ Việt Nam Quốc Sứ Quán Công Quán. Chừng ấy, ông mới tỏ vẻ thân thiện giao hữu, rồi lại làm bài Di Biện, giải thích thế nào gọi là Man Di cho họ bỏ thái độ khinh mạn. Tinh thần bất khuất và lập trường tranh đấu của ông khiến họ phải cảm phục.
Những Bậc Tiền Phong Về Tây Học
Từ đầu thế kỷ 19, ngọn gió văn minh và học thuật đã xoay chiều, Dân Tộc hướng về Tây Phương để học hỏi. Tuy triều đình nhà Nguyễn vẫn thủ cựu với chính sách “bế quan tỏa cảng”, nhưng các bậc thức giả Tân Học với công sức cá nhân cũng cố gắng mang những điều hay đẹp về tô điểm cho Đất Nước. Xin mời đọc những chuyện sau đây.
Chuyện ông Nguyễn Trường Tộ (tham khảo quyển Việt Nam Tinh Hoa của Hương Giang Thái Văn Kiểm). Ông sinh năm 1828, vào năm Minh Mạng thứ 9, người tỉnh Nghệ An và mất năm Tự Đức thứ 24 (1871) hưởng thọ 41 tuổi. Thuở nhỏ ông học chữ Nho với cha ông rồi mở trường dạy học và được thiên hạ gọi là Trạng Tạ, là Thầy Lân. Ông được giám mục Pháp là Gauthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu) dạy tiếng Pháp, tiếng La Tinh cùng những môn khoa học phương Tây và cho đi du lịch ở Hương Cảng và Tân Gia Ba. Sau ông lại được tháp tùng với Cố Hậu Gauthier sang Ý và Pháp. Trong mấy năm lưu lại trên đất Pháp, ông đã đi nhiều nơi, học hỏi và quan sát tường tận những nhà máy, cơ xưởng, học viện, xí nghiệp, bịnh viện, các trung tâm xã hội và văn hóa, các xưởng đóng tàu, xưởng dệt vải, xưởng đúc thép, hầm mỏ. Ông vừa quan sát, vừa ghi chép, vừa xin tài liệu, sách vở và dụng cụ nhẹ mang về nước. Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ rời Âu Châu trở về Việt Nam với hoài bảo lớn là đem những điều học hỏi được để tham gia công cuộc canh tân và kiến thiết quốc gia. Năm 1866, ông dâng lên vua Bản Điều Trần đề nghị cải tổ giáo dục, gởi sinh viên du học ngoại quốc, kỹ nghệ hóa công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, mở rộng đường bộ, thiết lập đường sắt, khuếch trương ngành thương mãi, cải cách quân đội, hành chánh, tài chánh và quan thuế.
Ông Petrus Trương Vĩnh Ký sanh ngày 6-12-1837 tại Cái Mơn thuộc tỉnh Trà Vinh ngày xưa. Ông nổi tiếng thần đồng từ thuở nhỏ. Năm 11 tuổi, ông được đưa đi học ở Chủng viện Pinhalu, gần thủ đô Nam Vang. Ông là chủng sinh nhỏ nhất, nhưng lại thay thầy thông dịch bài giảng tiếng La Tinh sang tiếng Nhựt, tiếng Tàu, tiếng Thái cho các bạn học. Một năm sau, ông nói thêm được tiếng Lào, tiếng Miên, và tiếng Ấn độ. Ông đổ đầu lớp và được đưa đi học ở Chủng viện Penang, Mã Lai. Ở Chủng viện Penang, ông cũng nêu cao tên tuổi người Việt. Trong khóa học nầy gồm 300 chủng sinh khắp châu Á, ông đã đỗ Thủ Khoa. Trong cuộc thi viết về 3 đề tài tôn giáo, văn chương, và khoa học bằng tiếng La Tinh, ông cũng đoạt giải nhất và được Toàn Quyền Penang thưởng 100 bảng Anh. Ông Petrus Trương Vĩnh Ký đã nêu danh thật rạng rỡ xứng với câu “Mang Chuông Đi Đánh Xứ Người” không hổ danh là người nước Nam. Khi học xong, ông về nước với 11 thùng sách gồm đủ loại triết, sử, địa, khoa học, ngôn ngữ, văn chương, tôn giáo… Ông cũng đã mang về nước những hạt giống các loại cây ăn trái như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, và bòn bon mà sau nầy đã nuôi sống biết bao “nhà vườn” ở đất Nam Kỳ Lục Tỉnh.
Chuyện ông Bùi Viện. Tác giả thi sĩ Huy Lực Bùi Tiến Khôi trong bài Ông Cao Tổ Của Chúng Tôi: Bùi Viện (do Nguyệt san Tự Do Nhân Bản, số 36 ngày 1-12-1988 trang 95) đã viết như sau. Ông Bùi Viện sinh năm 1839 tại Thái Bình, Bắc Việt, đỗ cử nhân năm 1868 dưới triều vua Tự Đức. Trong chiến dịch dẹp loạn Cờ Vàng, Cờ Trắng, Cờ Đen, nhờ chiến thuật tấn công chớp nhoáng trong chức tham tán quân vụ, ông đã giúp Hình Bộ Thượng Thư Lê Tuân tiểu trừ bọn giặc đem lại an ninh cho lãnh thổ Bắc Phần. Nhờ chiến công này, ông được cử đi mở mang cửa biển Ninh Hải, và ông đã biến làng đánh cá nghèo nàn Ninh Hải trở thành hải cảng phồn thịnh Hải Phòng ngày nay.
Ông lại được vua Tự Đức cử đi sang Hoa Kỳ 2 lần vào năm 1873 và 1875 để vận động với chánh phủ Hoa Kỳ để xin viện trợ chống Pháp xâm lăng. Lần đầu vì không mang quốc thư của vua, lần thứ nhì ông trở lại với quốc thư, nhưng chính sách Hoa Kỳ đã thay đổi. Trong 2 chuyến công du đó, ông đã thu thập những điều tiến bộ và đệ trình vua Tự Đức những bản điều trần để canh tân xứ sở. Năm 1876, vua Tự Đức phong ông chức Chánh Quản Đốc Nha Tuần tải và Thương chính. Trong thời gian ngắn, ông xây dựng được lực lượng tuần dương hùng hậu gồm 200 chiến thuyền lớn và 2000 thủy quân được huấn luyện thiện chiến để tiểu trừ bọn giặc biển, bảo đảm an ninh cho thương thuyền, và thiết lập một hệ thống thương điếm ở khắp các tỉnh ven biển. Nhờ vậy việc thương mãi được phồn thịnh phát đạt.
Ông Ngô Đình Khả cũng là người tiếp nhận rất sớm nền học thuật Tây Phương. Ông chánh quán Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam. Sinh trưởng trong một gia đình nho phong, ông được hấp thụ một cách thâm sâu nền nho học Khổng Mạnh, sau đó học thêm tiếng Pháp và cổ ngữ La Tinh ở Chủng Viện. Ông lại được chọn đưa qua học ở Tổng Chủng Viện của dòng Thừa Sai Paris tại đảo Pinang, Mã Lai. Nơi đây, ông đã tiếp xúc với chủng sinh các nước Tàu, Nhật, Thái… Vào thời đó, ông là một học giả hiếm có thông suốt hai nền văn hóa Đông Tây lại thêm những hiểu biết và kinh nghiệm về tình hình thế giới qua những năm du học. Năm Thành Thái thứ 8, tức là 1896, trường Quốc Học được thành lập ở Huế. Ông Ngô Đình Khả được nhà vua giao phó điều khiển trường trong chức vụ Chưởng Giáo (tức là Hiệu Trưởng bây giờ). Ông giữ chức Chưởng Giáo được 2 năm thì vua Thành Thái, nhà vua trẻ lúc đó 20 tuổi, vì mến phục tài đức và lòng cương trực của ông và cũng vì muốn dễ dàng tiếp xúc với ông, nên phong ông làm Thượng Thư Phụ Đạo Đại Thần. Cho đến nay, Đất Nước trải qua lắm cuộc bể dâu, nhưng với truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo, Dân Tộc sẽ mãi ghi nhớ Ngô Đình Khả là Vị Hiệu Trưởng Đầu Tiên của ngôi trường Trung Học cố cựu nhất nhì ở Cố Đô Huế của nước Việt Nam theo tân học. Lẽ nào chúng ta lại không tôn vinh ông!?
Liên Xô, Thiên Đường Của Xã Hội Chủ Nghĩa
Có rất nhiều người thiết tha với tiền đồ Dân Tộc cứ mãi hối tiếc giá mà Trường Thuộc Địa của Pháp ở Paris thu nhận Nguyễn Tất Thành làm học viên để ông trở thành viên chức Thuộc Địa Đông Dương và nhất là Đảng Cộng Sản Pháp không tặng cho Nguyễn Ái Quốc 1000 quan để ông làm lộ phí đi Mạc Tư Khoa dự Đại Hội lần thứ nhất Quốc Tế Nông Dân (Krestintern) và dự Đại hội V của Đệ Tam Quốc Tế (Komintern), và còn biết bao điều hối tiếc khác nữa… Nhưng Lịch Sử khắc nghiệt lại không chìu lòng người Quốc Gia Yêu Nước! Hồ Chí Minh với tiếm danh Nguyễn Ái Quốc đã có phương tiện đến Liên Xô để chuyên tâm học nghề làm cộng sản, học chủ nghĩa Mác Lê, học nghề tình báo cùng những phương pháp xách động chính trị, v.v… ở Đại Học Phương Đông, trường Lenin và Học Viện Stalin!
Hồ Chí Minh đã đến Liên Xô cả thảy ba lần, lần đầu 1923-1924, lần hai 1927-1928, và lần thứ ba 1934-1938. Lần sau cùng, ông lưu lại đó hơn 4 năm. Khoảng thời gian 4 năm đó cũng nằm trong đối tượng nghiên cứu của tác giả Sheila Fitzpatrick trong quyển Everyday Stalinism (tạm dịch Cảnh Thường Ngày Dưới Chế Độ Stalin). Bà Sheila là giáo sư giảng dạy môn Sử Hiện Đại nước Nga ở Đại Học Chicago. Là học giả có thẩm quyền về Sử nước Nga trong giai đoạn đó, bà còn là tác giả quyển Cuộc Cách Mạng Của Nga, Những Nông Dân Của Stalin (The Russian Revolution, Stalin’s Peasants) và nhiều bài và sách khác nữa viết về nước Nga. Hãy xem xã hội Nga tệ hại như thế nào và Hồ Chí Minh đã học hỏi được gì trong một xã hội thối nát như vậy! Trước hết xin đọc lại Lời Giới Thiệu của Lão tướng Đệ Tứ Hoàng Khoa Khôi viết cho quyển Cuộc Cách Mạng Đã Bị Phản Bội của Trotsky (Xem lại Chương 6: Hồ Chí Minh, Con Vẹt Của Stalin). Ở đây, xin chép lại ít nhiều:
“Để thiết lập nền độc tài một đảng, quyền lực một lãnh tụ, Stalin và đẳng cấp quan liêu đã thi hành luật lệ và các biện pháp thu hẹp quyền dân chủ. Thanh niên bị tước đoạt quyền dân chủ. Trí thức, văn nghệ sĩ bị bịt mồm, bịt miệng. Dân chúng bị kiểm soát từng lời nói, ‎‎ý nghĩ, việc làm. Xã hội đầy rẫy những kẻ nịnh hót, tham ô, đầu cơ, trục lợi. Bọn hãnh tiến ngoi lên. Người trung thực bị trù dập. Đảng và nhà nước lựa chọn những người đại diện cho mình không lựa chọn theo khả năng mọi người mà chỉ dựa trên một tiêu chuẩn duy nhất: trung thành với Stalin và trung thành với Đảng. Kết cục: chỉ lựa chọn một lũ người cơ hội và giả dối”.
Về mặt chính trị, đó là một xã hội không có tự do dân chủ như trên đã diễn tả. Về mặt xã hội, trong quyển Cảnh Thường Ngày Dưới Chế Độ Stalin dầy 288 trang, Sheila đã diễn tả một xã hội đốn mạt, đầy thói hư tật xấu như sau (trang 40): “Thời Nga Xô Viết trong thập niên 1930, người dân cố gắng sống bình thường trong thời đại bất bình thường, một thời đại quái lạ đến phi thường. Đó là một xã hội mà những từ “Mua, Bán” đã biến mất trong ngôn ngữ hàng ngày. Thí dụ: Một người con nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay con chụp được một ổ bánh mì!”. Một người khoe với bạn: “May quá! Tao vừa vớ được một gói đường!” Hoặc là: “Sáng hôm qua tao xớt được một t‎í bơ!” Có khi phải sắp hàng suốt đêm trước cửa hàng mậu dịch, để sáng hôm sau tới giờ mở cửa, mới giật được một cái áo! Người dân đi ngoài đường luôn mang theo một giỏ lưới, khi gặp thiên hạ sắp hàng chờ mua thì vội đứng nối đuôi, hỏi thăm người đứng trước: “Họ liệng ra, họ quăng ra, họ tống ra cái thứ gì vậy?”.
Trong kho tàng thần thoại nước Nga ngày xưa có chuyện “Chiếc Khăn Trải Bàn Mầu Nhiệm”. Chiếc khăn ấy có phép mầu nên mỗi khi trải khăn lên bàn, lập tức món ngon vật lạ cùng rượu qu‎ý hiện ra như yến tiệc linh đình đúng theo ‎ý muốn của chủ nhân. Đó là chuyện cổ tích đời xưa. Nhưng đến thời xã hội chủ nghĩa Liên Xô, chúa tể Stalin đã ban phát cho các Quan Chức Đỏ, những đàn em của ông, mỗi người được một “Khăn Trải Bàn Mầu Nhiệm” như vậy (Chương 4, trang 89 sđd). Ý sử gia Sheila ‎muốn nói đến những đặc quyền đặc lợi mà Stalin đã ban phát cho phe đảng, làm cho hố cách biệt giàu nghèo càng sâu thêm và phá nát tinh thần dân chủ và bình đẳng của Cách Mạng Tháng Mười! Hãy xem dưới thời Stalin, những “kolkhozniks” (tiếng Nga là “nông dân”) đối phó ra sao với bánh mì là món ăn quan trọng hàng ngày. Xin trích dẫn (trang 43 sđd): “Từ thị trấn Penza, một người mẹ thư cho con gái: “Chuyện bánh mì ở đây thật hỗn loạn quá sức. Nông dân phải ngủ hàng trăm hàng ngàn ngoài cửa hàng suốt đêm, có người ở thật xa 200 cây số cũng mò tới, thật không thể diễn tả nổi. Trời lạnh dưới không độ, có bảy người ôm bánh mì về nhà mà chết cóng dọc đường”. Trong nhật k‎ý của một công nhân ở Urals: “Muốn có bánh mì bạn phải sắp hàng lúc 1 hay 2 giờ khuya, đôi khi còn sớm hơn thế nữa, và rồi phải đứng đó chờ 12 tiếng đồng hồ”. Năm 1940, ở thị trấn Alma-Ata, có bản tường trình của Công An rằng: “Trước các cửa hàng bánh mì, người ta sắp hàng dài khủng khiếp trọn cả ngày và trọn cả đêm nữa. Bao giờ cũng nghe tiếng la hét, cãi cọ, than khóc. Ấu đả luôn luôn xãy ra!”
Đó là một xã hội không tạo được hạnh phúc cho từng gia đình nên “số vợ chồng ly dị xảy ra nhiều đến độ thành cơn dịch, Dịch Ly Dị (trang 139 sđd), và vì gặp cơn khan hiếm nhà cửa, nên có những cặp vợ chồng đã ly dị rồi mà phải ép lòng chia nhau sống chung trong căn phòng cũ. Do đó mà đấm đá luôn xảy ra!” Tác giả Sheila viết thêm (trang 151 sđd): “Vì gia đình tan nát, nên số trẻ em bụi đời phạm pháp tăng quá nhanh đến mức báo động, gây tệ nạn xã hội trầm trọng. Klim Voroshilov, Ủy viên Chính Trị Bộ kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng, đã báo động như vậy và đặt câu hỏi: “Tôi không hiểu tại sao chúng ta không bắn bỏ những đứa du thủ du thực đó đi cho rồi! Chúng ta đâu có cần phải chờ cho chúng lớn lên thành những tướng cướp nguy hiểm!” Stalin đã nhất trí với Voroshilov và đã ban hành sắc luật ngày 7-4-1935 cho phép xử trẻ em 12 tuổi như người lớn! Như thế, chúng ta phải hiểu trẻ em vị thành niên mà phạm tội thì cũng có thể bị tử hình y như những người trưởng thành!”. Đấy, lòng ưu ái của Stalin đối với nhi đồng Liên Xô!
Bất cứ người Nga nào sống qua thập niên 1930 đều có những k‎ý ức hãi hùng về giày: nào đi mua sắm giày, nào mang giày đi sửa hay tự sửa tại nhà, hay bị mất giày! Tác giả Sheila tường thuật (trang 45): “Do sự sát hại hàng loạt trâu bò trong thời gian tập thể hoá nông nghiệp cho nên da đóng giày khan hiếm. Năm 1931, nhà nước ra lịnh cấm tư nhân, tức là những thợ khéo, không cho họ chế tạo giày. Nhân dân phải mua giày của công ty nhà nước. Mua được giày đã là vất vả rồi, phẩm chất giày lại xấu, có khi giày mới mang lần đầu đã bị bung! Có tờ trình của Mật vụ NKVD: “Tại một cửa hàng mậu dịch ở khu trung tâm Leningrad, số người chờ mua giày quá đông đến 6000 người làm tắt nghẻn giao thông và kính cửa hàng bị đập vỡ!” Giày người lớn đã thế, chuyện giày trẻ con còn tệ hại hơn nhiều! Trong sách của Sheila (trang 138) có một bức hí họa nội dung rất “hàm súc”. Bức hí họa vẽ cảnh “một người cha đang đi đôi giày “há mồm lòi hàng đinh lởm chởm” dẫn đứa con đi chân đất. Dọc đường gặp bạn, người cha chỉ chiếc giày há mồm của mình và phân trần: “Đấy, đi mòn cả ba đôi rồi đấy, mà cũng không tìm đâu ra giày cho thằng bé!”
Bạn đọc thân mến ơi, chuyện “Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa của Liên Xô” ra sao thì ra, thế nào thì thế, mặc kệ họ, đó là chuyện của người Nga, can chi đến người Việt mình, chúng ta đâu có cần đếm xỉa tới! Nhưng khốn thay! “Cha Già Dân Tộc Hồ Chí Minh” đã sống trên đất Nga nhiều năm, “Đã Đi Hết Biển”, và khi trở về cố hương “Làm Việc”, đã dùng miệng lưỡi Trần Dân Tiên rao bán “Món hàng Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa của Liên Xô” cho Dân Tộc. Đây, lời rao hàng của “Bác”, miệng lưỡi của “Cha Già Dân Tộc” (sách Trần Dân Tiên, tác giả Minh Võ trích lại trong Hồ Chí Minh, Nhận Định Tổng Hợp, trang 167):
“Lúc mới đẻ, mỗi đứa trẻ (ở Liên Xô) được giúp tiền may quần áo, được uống sữa lọc trong chín tháng không mất tiền. Mỗi tuần thầy thuốc đến thăm nhiều lần… Những đứa trẻ ngoài chín tháng có thể gửi ở những vườn trẻ, có thầy thuốc chăm sóc… Có thể gửi trẻ vào vườn cho đến tám tuổi. Đến tám tuổi, trẻ em bắt đầu đi học. Học sinh mỗi buổi sáng được một bữa ăn uống không mất tiền. Ngoài trường học thì có đội thiếu nhi chăm sóc các em… Nói tóm lại, cái gì tốt nhất đều để dành cho trẻ em. Nếu nước Nga chưa phải là thiên đường cho tất cả mọi người thì nước Nga đã là thiên đường của trẻ con…”
Như thế, Hồ Chí Minh đã rao bán món hàng “Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô” cho quá nhiều người! Nhưng đó chỉ là hàng giả! Hồ Chí Minh đã dối gạt cả Dân Tộc, dối gạt cả thế giới, dối gạt cả những văn nô thân cận nhất của mình! Trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ Đẳng ngày xưa (tức là Lớp Ba trường Cấp Một bây giờ) có truyện Anh Nói Khoác mà người viết thấy cần phải chép lại nguyên văn với hy vọng nối được nhịp cầu thông cảm giữa những người thuộc lớp tuổi của Vũ Thư Hiên, Bùi Diễm, hay Nguyễn Chí Thiện với những bạn đọc thế hệ trẻ sau nầy. Các bạn trẻ ơi, câu chuyện Anh Nói Khoác trong sách xưa như sau:
“Tí và Sửu đi qua một đám ruộng bí. Tí chợt trông thấy quả bí to, nói rằng: “Chà! Quả bí đâu mà to như thế kia!” Sửu có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng: “Thế đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một bận, thật mắt tôi trông thấy một quả bí to bằng cả một cái nhà ở trước mặt ta kia kìa”. Tí nói: “Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ một bận tôi trông thấy cái xanh đồng (tức là nồi đồng) to vừa bằng cả cái đình làng ta ấy”. Sửu hỏi: “Cái xanh ấy dùng để làm gì mà to quá như thế?”—“À, bác không biết à! Cái xanh ấy dùng để luộc quả bí của bác vừa nói ấy mà”.
“Sửu biết Tí chế nhạo mình, mới nói lảng ra chuyện khác”.
“Nói điều gì phải cho đúng với sự thật, chớ nên bịa đặt ra mà người ta chê cười”.
Câu chuyện “trái bí của anh Sửu lớn bằng cái nhà” giống y như chuyện Hồ Chí Minh nói về “Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô”: Bác Hồ cũng là người nói khoác như anh Sửu! Nhưng anh Sửu chỉ nói khoác với anh Tí mà thôi và anh Tí không bị gạt! Còn Hồ Chí Minh đã dối gạt không biết bao nhiêu người thuộc lớp tuổi ông! Và không biết bao nhiêu người của thế hệ trẻ sau nầy! Điều tệ hại là những người đã bị Hồ Chí Minh dối gạt, bị mê hoặc rồi chính họ lại đi dối gạt những người khác nữa. Rồi cứ thế, lời dối gạt của Hồ Chí Minh, lời rao bán hàng giả dởm ấy cứ lan truyền từ làng này sang làng nọ, từ huyện này sang huyện khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, chẳng mấy chốc cả Đất Nước toàn là những kẻ lừa gạt xảo trá vì đã thấm đậm Tư Tưởng Hồ Chí Minh. Điều vô cùng tệ hại là trong Dân Tộc có biết bao người đã nghe theo lời Hồ Chí Minh đi xây dựng Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa theo kiểu Liên Xô, xây dựng bằng mã tấu, dao găm, súng đạn. Than ôi, trong số đó cũng có rất nhiều người có lòng yêu nước trong sáng đáng kính trọng! Trái lại, trong Đại Khối Dân Tộc cũng có vô số người sáng suốt biết Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Xô chỉ là hàng giả dởm, không xài được phải vất bỏ, nên cố sức chống lại. Đấy là những người quốc gia yêu nước chân chính, đi đúng định hướng trên con đường cứu quốc và kiến quốc, nên họ đã tạo thành Lực Lượng ngăn chận Làn Sóng Đỏ từ phương Bắc, và họ đã mang cho người dân ở phương Nam Những Ngày Tháng Năm Đẹp Đáng Sống Của Thế Kỷ, khởi từ ngày chấp chánh của Cựu Hoàng Bảo Đại với danh vị Quốc Trưởng, qua Đệ Nhất Cộng Hòa với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và Đệ Nhị Cộng Hòa với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, đến ngày 30-4-1975 thì chấm dứt.
Người Thuyền Nhân Đầu Tiên Của Dân Tộc
Đó là chuyện Hoàng Tử L‎ý Long Tường cùng 200 người thuộc Hoàng Tộc nhà Lý đã vượt biên bằng 3 chiếc thuyền vào năm 1226 để tránh sự sát hại của Trần Thủ Độ. Lúc đó, Hoàng Tử mới lên sáu. Chuyện kể khi đến biển Đông gặp bão, một chiếc thuyền bị bão thổi giạt đi, hai chiếc còn lại đến được miền đất cực nam của nước Cao Ly. Vào lúc đó, đoàn quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hản rất hùng mạnh, đi xâm lăng khắp nơi, và xây dựng Đế Quốc rộng lớn nhất trong lịch sử, trải dài từ Đông sang Tây chiếm đóng Trung Quốc, Nga, Hung Gia Lợi, Ba Tư, và miền Bắc nước Cao Ly. Những thuyền nhân nhà Lý đã may mắn đến được vùng đất phía Nam còn thuộc quyền vua Cao Tông vương triều Cao Ly. Nhà vua thương cảm và qu‎ý trọng Hoàng Tử lưu vong nên cho phép các thuyền nhân Việt Nam được định cư tại đấy.
Sau 20 năm định cư trên đất Cao Ly, Hoàng Tử Lý Long Tường lớn lên thành một thanh niên tuấn tú, văn võ song toàn, vừa có sở học uyên thâm, vừa là một vị tướng có tài thao lược. Năm Qu‎ý Sửu 1253, L‎ý Long Tường đã tạo được chiến công to lớn. Ông đã chỉ huy đoàn quân Cao Ly đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông, thu phục bờ cõi cho vương quốc Cao Ly. Hoàng Tử được vua phong tước hiệu Hoa Sơn Tướng Quân, được cấp đất rộng 30 l‎ý để làm ấp Hoa Sơn, có bia đá viết Hoa Sơn Quán với ba chữ lớn “Thụ Hàng Môn” của vua ban. Con cháu của Hoàng Tử cũng được phong tước hiệu và đã đóng góp công nghiệp xuất sắc. Ngày nay du khách Việt đến Nam Hàn bằng đường hàng không, trên xa lộ từ phi trường vào thủ đô Hán Thành, xin hãy chiêm ngưỡng tượng đài một vị tướng oai nghiêm trên mình ngựa. Đó là Bạch Mã Tướng Quân L‎ý Long Tường, người thuyền nhân sáu tuổi năm nào của nước Việt đã trở thành Anh Hùng Dân Tộc của nước Cao Ly. Các Bạn Thuyền Nhân cùng anh Trần Đông thân mến, người sáng lập Văn Khố Thuyền Nhân ở Melbourne, Úc Châu, phải chăng Hoàng Tử L‎ý Long Tường thật xứng đáng được tôn vinh là Người Thuyền Nhân Đầu Tiên của Dân Tộc!
Đi Từ Đình Bảng, Lại Trở Về Đình Bảng
Hoàng Tử L‎ý Long Tường vượt biên năm 1226, đến năm 1994, tức là 768 năm sau, người cháu đời thứ 26 của Hoàng Tử là L‎ý Xương Căn (Rhe Chang Cun) đã về thăm làng Đình Bảng, Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc để lễ bái tổ tiên gồm tám vị vua Triều L‎ý. Ông L‎ý Xương Căn hiện là giám đốc công ty điện khí ở Nam Hàn. Ông đã thắp hương lễ bái tám vị vua triều L‎ý và ghi vào sổ vàng lưu niệm những dòng chữ thật xúc động:
“Kính thưa qu‎ý vị tiên vương”,
“Hôm nay, con là L‎ý Xương Căn, hậu thế của các vị về đây tưởng niệm công đức của qu‎ý tiên vương. Với nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi cội nguồn, dòng giống, rồi đây cháu chắt của các vị sẽ lại tìm về nơi đây, được vui mừng khấn vái trước anh linh của qu‎ý tiên vương. Nỗi lòng tưởng niệm đó cũng là đạo l‎ý đương nhiên đối với tổ tiên và hơn nữa xin cầu nguyện qu‎ý tiên vương phù hộ cho để quan hệ hữu hảo giữa hai nước được sâu dày hơn nữa. Với tấm lòng cảm động, xúc động không sao ngăn nổi, hôm nay về thăm, cháu chắt cảm nhận niềm vinh quang, vinh dự cũng thấy ấm lòng đối với cuộc hành hương lẻ loi này”.
“Cháu chắt xin thề không bao giờ làm những điều gì tổn thương đến vong linh cao qu‎ý của các tiên vương bằng cả tinh thần và sứ mạng đặc biệt”.
Chuyện Bác Sĩ Ngãi Về Nước
Thật đẹp vô cùng, chuyến trở về cố hương của Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi! Người cựu Trung úy Quân y của Quân Lực VNCH năm 1975, sau ba năm học tập cải tạo trong Ngục Tù Cộng Sản, vượt biển tìm Tự Do, và tiếp tục theo đuổi y khoa ngành tim mạch ở Hoa Kỳ. Năm 1999, với vinh dự là một y sĩ chuyên khoa xuất sắc trong ngành tim mạch, với giấy mời của Bộ Y Tế CSVN, và với số dụng cụ y khoa dùng trong nghề trị giá khoảng một triệu đô la do các công ty sản xuất ở Hoa Kỳ hiến tặng, BS Nguyễn Xuân Ngãi về nước để chỉ dẫn các cách trị liệu bịnh nghẹt tim như thông tim, nông tim, hay đặt “stent” cho 50 y sĩ trẻ VN. Vào thời gian đó, Việt Nam không thể chữa bịnh nghẻn tim như các nước Thái lan, Phi Luật Tân, Đại Hàn, hay Đài Loan, mà số bịnh nhân trong nước lại quá cao, số tử vong rất lớn. Những cán bộ cao cấp trong Đảng mỗi lần bị nghẻn tim là phải đi Singapore chữa trị tốn kém hai, ba chục ngàn đô la, còn dân nghèo thì đành chịu chết. Cần biết BS Ngãi là Phó Chủ Tịch đảng Nhân Dân Hành Động, đảng danh là “Vạn Xuân”, và ông chấp nhận về nước theo lời mời của Bộ Y Tế vì yêu nước và vì mục đích nhân đạo muốn đào tạo chuyên viên trị bịnh nghẻn tim cho nước nhà. Chuyến về nước nầy, ngoài việc huấn luyện ra, ông quyết tâm không làm điều chi chạm đến chính trị. Thế mà ông cũng bị bắt!
Khoá huấn luyện dự trù kéo dài từ ngày 23-2 đến 6-3-1999. Theo học trình là như vậy, nhưng đến ngày 28-2, BS Ngãi bị công an đến khách sạn bắt lúc 11 giờ tối. Chúng thẩm vấn ông 3 ngày, mỗi ngày 2 buổi. Chúng luân phiên hỏi cung ông, ép ông phải chấp nhận chế độ 1 đảng, phải từ bỏ đảng Nhân Dân Hành Động, và phải chấm dứt chống cộng khi về Mỹ. Ba, bốn công an luân phiên ép ông phải k‎ý nhận những điều khoản đó, nhưng ông quyết không k‎‎ý. Chúng bảo ông vi phạm điều 73 của bộ Hình luật, tức là điều “Âm mưu lật đổ chính quyền”. Phạm luật nầy, luật của Việt Cộng, có thể bị phạt tù 10 năm cho tới tử hình. Ông bảo ông không biết cái luật đó là cái gì và ông cần luật sư biện hộ. Trong lúc thẩm cung, ông cũng có dịp tranh luận với chúng. Về chế độ độc đảng, ông bảo rằng ông sống ở Hoa Kỳ, bên đó có nhiều đảng, và đảng Cộng Sản cũng được quyền hoạt động. Ông bảo rằng ông thích đa đảng đa nguyên.
Sau ba ngày bị công an thẩm vấn, cán bộ Sở Di Trú đến khách sạn, lịch sự trao trả passport cho ông và báo cho ông biết “Nhà nước cho phép ông trở lại Hoa Kỳ sớm hơn dự định”. Chúng khéo léo tránh chữ “Trục Xuất” và cẩn thận quây phim cảnh trao trả passport và cảnh ông bước lên máy bay. Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, chuyên viên bịnh tim mạch, nhân tài của Đất Nước, có “Bùa Hộ Mạng” là lá thư mời của Bộ Y Tế. Nhưng sự can thiệp thô bạo của công an đã cướp mất đi thời gian huấn luyện qu‎ý báo của ông, thời gian học tập của các y sĩ trẻ, và cũng là thời gian xây dựng và phát triển của toàn Dân Tộc và Đất Nước. Trong 6 ngày ngắn ngủi, ông đã trao ban l‎ý‎ thuyết cho 50 y sĩ trẻ, nhưng về phần thực hành, ông chỉ cho thực tập 8 y sĩ mà thôi, vì phòng giải phẩu không thể chứa hơn số đó. Thật đáng tiếc!
Khoá huấn luyện chấm dứt ngang và BS Ngãi “được phép” về Hoa Kỳ sớm hơn dự định, tuy vậy ông cũng đã đào tạo được 8 y sĩ trẻ vừa l‎ý thuyết lẫn thực hành. Sau 6 ngày làm việc chung, ông có nhận xét rằng các anh em y sĩ trẻ Việt Nam rất nhiệt tình, hăng hái, và rất giỏi. Họ học rất nhanh, đến nổi người Mỹ đi theo ông cũng thán phục và nói “Bên Mỹ không được như vậy đâu”. Người dân Việt tài giỏi như vậy, cớ sao Đất Nước vẫn còn nghèo đói và lạc hậu!? Câu hỏi này, xin tất cả bạn đọc thế hệ trẻ hảy trả lời hộ. Người viết chỉ xin phép BS Nguyễn Xuân Ngãi được mượn ‎đảng danh VẠN XUÂN của ông để nói lên lời ước mong và nguyện cầu cho “Bầy Quạ Đen” bay đi và “Đàn Én Xuân” rủ nhau về mang VẠN mùa XUÂN thanh bình thịnh vượng cho Dân Tộc và Đất Nước!
L‎ý Lê Trần Và Còn Ai Nữa…
Như lá rụng về cội, những chuyến về thăm cố hương luôn luôn là những câu chuyện thật cảm động, làm ấm lòng người. Như chuyện L‎ý Xương Căn, hậu duệ của L‎ý Công Uẩn và L‎ý Long Tường, từ Hàn Quốc trở về cúng bái tổ tiên ở làng Đình Bảng, tỉnh Hà Bắc, Việt Nam, sau hơn bảy trăm năm lưu lạc quê người. Để thêm phần cảm động, chuyện kể rằng L‎ý Xương Căn còn học lại tiếng Việt cho chuyến về thăm được ấm cúng!
Nhưng trái lại, chuyến trở về cố hương để “Làm Việc” của Hồ Chí Minh thật vô cùng bỉ ổi, đáng nguyền rủa. Hồ Chí Minh đã tự chuẩn bị cho mình và Định Mệnh Khắc Nghiệt đã góp thêm phần đào luyện Hồ Chí Minh thành tên Đại Đồ Tể Lưu Manh Hiếu Sát Nhất Trong Lịch Sử Việt Nam. Xin nhắc lại, ngay những ngày tháng đầu tiên vừa về đến Đất Nước thân yêu, Hồ Chí Minh, Kẻ Đã Đi Hết Biển đó, chưa khởi binh đánh Pháp một trận nào, mà đã mở màn sát hại hơn 20.000 người trong Lễ Tế Cờ. Trong số nạn nhân đó, Hòa Thượng Thích Đức Hải, bậc thầy tôn kính của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, hẳn là người Phật Tử đầu tiên bị sát hại. Chủ Tịch Hồ Chí Minh giết người, Hòa Thượng Thích Đức Hải bị giết! Nhưng vấn đề không phải đơn giản như vậy rồi cho thông qua. Phải nhìn vào cán cân quyền lực hay tương quan lực lượng giữa Hòa Thượng Thích Đức Hải đối sánh với Chủ Tịch Hồ Chí Minh, ta mới thấy rõ bản chất vô cùng man rợ của bạo lực! Một bên ví như “con thỏ hiền không trốn chạy”, còn bên kia là “con hổ đói đang hung hăng đi tìm mồi”; một bên thì “lực nhẹ như tơ”, còn bên kia thì “một khối nghìn cân nặng”. Nói cho rõ hơn, quyền lực của Sư Phụ Thích Đức Hải ngày 19-8-1945 lúc Ngài bị sát hại là bao? Than ôi! Chỉ là mảnh Tâm Phật từ bi bác ái, với lời kinh tiếng kệ, và với người đệ tử Thích Quảng Độ, 18 tuổi, chỉ biết đứng khóc nhìn người ta giết thầy mình! Còn lực lượng của Chủ Tịch họ Hồ là bao nhiêu? Xin trả lời: “Vô biên! Ở ngoài nước, là sức mạnh của Toàn Khối Cộng Sản do Stalin lãnh đạo, đã chiếm Đông Âu, và đang trên đà chiếm Trung Hoa. Ở trong nước, là “bầy đàn” những kẻ đã bị Hồ Chí Minh mê hoặc, xem tôn giáo là thuốc phiện cần phải diệt trừ, và nhắm mắt lao mình vào bạo lực, than ôi, chỉ để xây dựng Thiên Đường Xã Hội Chủ Nghĩa giả dởm theo kiểu Liên Xô! Ở ngoài nước và ở trong nước là như thế, còn trong con người Hồ Chí Minh, là “mối thù Cha bị cách chức cần phải trả” cộng với tâm địa hiếu sát, ty tiện, đầy mưu lược gian xảo, đểu cáng, nhìn vào Dân Tộc thấy ai khác chính kiến đều cho là kẻ thù, gán cho họ tiếng “Việt Gian, Phản Động, Bán Nước” là giết họ một cách dễ dàng! ”
Trong cơn mù loạn của Chủ Nghĩa, từ lúc Cơn Bão Mùa Thu 1945 dày xéo Dân Tộc, lớp Bụi Bặm Hồ Chí Minh đã dậy lên, bay dầy đặc mù trời, và phủ màu ô uế tang tóc lên khắp Trường Học, Chùa Chiềng, Nhà Thờ, Thánh Thất, Lăng Miếu, Báo Đài… lên khắp cả Đất Nước Thân Yêu. Trong Thiên Đường Mù bám đầy Bụi Hồ Chí Minh đó, đã có những vị Anh Hùng với tấm lòng Hy Sinh Vì Nước vô biên, “Đã Đi Hết Biển”, mà quyết tâm về cố hương làm công việc “Tẩy Trần”, quyết tâm quét sạch Bụi Hồ Chí Minh cho Đất Nước. Đó là những Tên Tuổi Trần văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch, Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hoàng Cơ Minh, Lê Hồng, Trần Thiện Khải, Võ Hoàng, Võ Đại Tôn, Vũ Hoài, Hoàng Duy Hùng, Lý‎ Tống, đó là những “L‎ý Lê Trần và còn ai nữa…” (lời nhạc bản Tình Ca của Nhạc sĩ Phạm Duy). Nhưng Bụi Bặm Hồ Chí Minh đã phủ ngập hết mọi nơi rồi! Các vị anh hùng kể trên về chỉ để khai đường mở lối, bởi lẽ công việc quét sạch Bụi Bặm Hồ Chí Minh phải là công tác chung của cả Dân Tộc. Tám mươi lăm triệu người, ai ai cũng phải tự mình quét bụi cho mình, cho nhà mình, cho làng nước mình, kể cả những vị tu hành mặc áo chùng thâm và cà sa, các vị cũng phải tự phủi Bụi Hồ Chí Minh bám trên vạt áo tu của mình trước để làm gương! Dù thành hay bại, về nước để quét sạch Bụi Hồ Chí Minh cho Dân Tộc và Đất Nước, tên tuổi của các Vị Anh Hùng kể trên thật xứng đáng được Tổ Quốc vinh danh!


Sydney, 4-2-2009
Mùa Phá Tòa Khâm Sứ Hà Nội và chùa Phật Tích Bắc Ninh
Nhóm Tâm Việt Sydney

No comments: